Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Sau thất bại ở hai lần trước, quân Mông – Nguyên tiếp tục trở lại nước ta xâm lược lần thứ ba. Vậy với lần thứ ba này, quân và dân ta đã chiến đấu như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên”.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ý chí đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Vua Trần lo lắng hỏi ý kiến Trần Thủ Độ
- Bô lão trong cả nước về họp ở Điện Diên Hồng
- Trần Hưng Đạo viết “Hịch tướng sĩ”.
- Các binh sĩ thích vào tay chữ “Sát thát”.
=>Cả nước đều quyết tâm đánh giặc.
CH: Nêu những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần?
Trả lời:
- Những sự kiện chứng tỏ tinh thần quyết tâm kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của nhân dân nhà Trần là:
- Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khảng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
- Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Sẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
- Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).
2. Kế sách đánh giặc của nhà Trần
- Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần rút lui khỏi Thăng Long
- Khi giặc mệt mỏi, khó khăn về lương thực thì tổ chức phản công
- Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không có lương thực để ăn, đói khát mệt mỏi. Quân địch hao tổn, trong khi đó quân ta bảo toàn được lực lượng.
3. Ý nghĩa cuộc kháng chiến
- Sau ba lần thất bại, giặc không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi Nhà Trần đã dùng kế gì đánh giặc?
Câu 3: Trang 42 – sgk lịch sử 4
Em hãy sưu tầm các mẩu chuyện kể về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Xem thêm bài viết khác
- Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
- Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta?
- Bài 20: Ôn tập sgk Lịch sử 4 Trang 53
- Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng sgk Lịch sử 4 Trang 44
- Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
- Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- Bài 29: Tổng kết sgk Lịch sử 4 Trang 69
- Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào? Bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào ? Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa)
- Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì ?
- Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong – sgk Lịch sử 4 Trang 55