[Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 12: Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Hướng dẫn học bài: Bài 12 trang 80 sgk Tự nhiên và xã hội 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết các bé sẽ nắm bài học tốt hơn.
1. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
Các bạn trong hình dưới đây đang làm gì? Theo em, cần làm gì để cây tươi tốt?
Hướng dẫn:
Quan sát hình vẽ, em thấy các bạn đang:
- Hình 1: tưới cây.
- Hình 2: làm cỏ vườn rau.
- Hình 3: bón phân cho cây.
- Hình 4: bắt sâu cho rau.
- Hình 5: vun đất cho cây.
Kết luận: Để cây trồng khỏe mạnh, xanh tốt, chúng ta cần tưới nước hằng ngày, bắt sâu, bón phân, nhổ cỏ,....
2. Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi
Hãy nói về việc làm của các bạn trong mỗi hình dưới đây. Theo em, việc làm của các bạn có tác dụng gì?
Hướng dẫn:
Quan sát hình vẽ, em thấy:
- Hình 1: Bạn nam cho gà ăn. Có tác dụng giúp cho gà mau lớn.
- Hình 2: Bạn nữ cho bò ăn cỏ. Có tác dụng giúp cho bò mau lớn và cho nhiều sữa.
- Hình 3: Các bạn cho chó đi tiêm phòng. Giúp cho con chó không bị mắc bệnh.
- Hình 4: Các bạn che ấm cho đàn trâu khi trời rét. Giúp cho đàn trâu không bị lạnh.
? Em đã làm gì để chăm sóc vật nuôi gia đình mình?
Hướng dẫn:
- Em đã cho các vật nuôi trong gia đình em ăn uống, chăm sóc và yêu quý nó.
Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây?
Hướng dẫn:
- Hình 1: em sẽ khuyên bạn nam không được đuổi đánh con chó, phải bảo vệ và chăm sóc nó.
- Hình 2: em sẽ khuyên mọi người nên thả con rùa về biển, chúng ta phải bảo vệ loài rùa.
3. Một số cây và con vật có thể không an toàn khi tiếp xúc
Em hãy nói những nguy hiểm có thể xảy ra cho chúng ta khi tiếp xúc với các cây và con vật trong các hình dưới đây.
Hướng dẫn:
- Hình 1: Nhựa của cây hoa trạng nguyên có thể gây khó chịu cho da và mắt.
- Hình 2: Gai của cây xương rộng có thể đâm vào tay làm chúng ta chảy máu.
- Hình 3: Lá cây trúc đào rất độc, ăn phải có thể chết.
- Hình 4: Tiếp xúc gần với con chó có thể sẽ bị con chó cắn.
- Hình 5: Gai của con sâu có thể làm chúng ta bị ngứa.
- Hình 6: Tiếp xúc với gần với con rắn có thể sẽ bị rắn cắn.
4. Một số việc làm an toàn hoặc không an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật
Việc làm nào dưới đây là an toàn? Việc làm nào không an toàn? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Hình 1: Việc làm an toàn vì bạn nữ đứng xa con mèo.
- Hình 2: Việc làm không an toan vì đứng trước có thể trâu sẽ làm bị thương.
- Hình 3: Việc làm không an toàn vì chọc tổ ong có thể bị ong đốt.
- Hình 4: Việc làm không an toàn vì gai của bông hoa sẽ đâm vào tay.
- Hình 5: Việc làm an toàn.
? Em nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với một số cây và con vật quanh em. Hãy chia sẻ với các bạn.
Hướng dẫn:
- Khi tiếp cúc với một số cây trồng và vật nuôi nguy hiểm quanh em thì em phải cẩn thận, đi bao tay, không lại gần chúng?
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 5: Trường học của em
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 17: Vận động và nghỉ ngơi
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 13: Thực hành Quan sát cây xanh và các con vật
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 9: An toàn trên đường
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề con người và sức khỏe
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 16: Ăn uống hàng ngày
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 6: Nơi em sống
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 8: Tết nguyên đán
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 19: Giữ an toàn cho cơ thể
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 4: Lớp học của em
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 12: Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
- [Cánh diều] Giải tự nhiên và xã hội 1 Bài 15: Các giác quan