Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018

15 lượt xem

Đề 3: Luyện thi THPTQG môn Sinh năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1: Khi nói về vai trò quá trình thoát hơi nước ở cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng ôxi giúp điều hòa không khí.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 2: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?

  • A. 12.
  • B. 23.
  • C. 25.
  • D. 24.

Câu 3: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

  • A. sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen trong giảm phân.
  • B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li đồng đều của cặp alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
  • C. sự phân li và tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các cặp alen trong giảm phân và thụ tinh.
  • D. các alen luôn phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân.

Câu 4: Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:

  • A. tùy từng loài.
  • B. mô phân sinh bên.
  • C. mô phân sinh đỉnh.
  • D. ngẫu nhiên.

Câu 5: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDdee tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 8.
  • D. 6.

Câu 6: Khi nói quá trình dịch mã, có bao nhiêu nhận định sai trong các nhận định sau?

(1) Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

(2) Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 5/  3/.

(3) Với bộ ba 5/ UAA 3/ trên mARN thì bộ ba đối mã trên tARN là 3/ AUU 5/.

(4) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.

(5) Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã là A liên kết với U và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 7: Cho các nhận định sau về đột biến gen, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

(2) Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(3) Đột biến gen chỉ xảy ra ở các loài động vật mà ít gặp ở các loài thực vật.

(4) Phần lớn đột biến điểm là đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.

(5) Dưới tác dụng của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến gen ở tất cả các gen là bằng nhau.

  • A. 3.
  • B. 2
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 8: Ở người, bệnh nào sau đây liên quan đến hiện tượng di truyền chéo?

  • A. Bệnh bạch tạng.
  • B. Bệnh động kinh.
  • C. Bệnh phêninkêtô niệu.
  • D. Bệnh máu khó đông.

Câu 9: Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
  • B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
  • C. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
  • D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn chọn lọc chống lại alen trội.

Câu 10: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật giao phấn rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Theo lí thuyết, các cây này

  • A. hoàn toàn giống nhau về kiểu hình mặc dù chúng được trồng trong môi trường khác nhau.
  • B. hoàn toàn giống nhau về kiểu gen trong nhân.
  • C. không có khả năng sinh sản hữu tính.
  • D. luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

Câu 11: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
  • B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN, ribôxôm.
  • C. Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân, dịch mã diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
  • D. Các gen trong tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.

Câu 12: Ví dụ về cơ quan tương tự:

  • A. Cánh dơi và cánh bướm.
  • B. Tay người và cánh chim.
  • C. Tuyến nước bọt của người và lọc độc của rắn.
  • D. Vây cá voi và chân trước của mèo.

Câu 13: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

  • A. Sư tử.
  • B. Giun đất.
  • C. Cá chép.
  • D. Châu chấu.

Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình opêron Lac. Có bao nhiêu nhận định đúng về gen điều điều hòa

I. Gen điều hòa nằm ở giữa vùng vận hành ( operator) và vùng khởi động (promotor).

II. Vai trò của gen điều hòa là mang thông tin quy định prôtêin ức chế.

III. Khi gen điều hòa hoạt động thì các gen cấu trúc không hoạt động.

IV. Gen điều hòa là một thành phần của opêron.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 2.

Câu 15: Nhóm vi khuẩn cố định nitơ có thể thực hiện giai đoạn nào sau đây?

  • A. Chuyển N2 thành NH3.
  • B. Chuyển hóa NH4+ thành NO3-.
  • C. Chuyển nitrat thành N2.
  • D. Chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ.

Câu 16: Trong các quần thể dưới đây, có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?

(P1) 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.

(P2) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

(P3) 100% AA.

(P4) 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa. (

P5) 0,7AA : 0,3aa.

(P6) 0,64AA : 0, 2Aa : 0,16aa.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 17: Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn ở động vật nhai lại theo thứ tự

  • A. dạ tổ ong -> dạ lá sách -> dạ cỏ -> dạ múi khế.
  • B. dạ cỏ -> dạ tổ ong -> dạ múi khế -> dạ lá sách.
  • C. dạ cỏ -> dạ tổ ong -> dạ lá sách -> dạ múi khế.
  • D. dạ tổ ong -> dạ cỏ -> dạ lá sách -> dạ múi khế.

Câu 18: Khi nói về nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
  • B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
  • D. Di – nhập gen luôn làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 19: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể ?

I. Có khả năng đóng xoắn và tháo xoắn theo chu kì.

II. Có khả năng bị đột biến.

III. Đơn vị cấu trúc cơ bản là nuclêôxôm.

IV. Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

V. Chỉ chứa một phân tử ARN.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 20: Cho các phát biểu sau về hoocmôn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sai?

(1) Auxin được sinh ra chủ yếu ở rễ cây.

(2) Axit abxixic liên quan đến sự đóng mở khí khổng.

(3) Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá.

(4) Nhóm hoocmon thực vật có vai trò ức chế gồm: êtilen, axit abxixic.

(5) Để tạo rễ từ mô sẹo, người ta chọn tỉ lệ auxin : xitôkinin >1.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A. Pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước.
  • B. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
  • C. Sản phẩm của pha sáng là O2, NADPH, ATP.
  • D. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Câu 22: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aabb × aaBb cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là

  • A. 2 : 2 : 1 : 1.
  • B. 3 : 3 : 1 : 1.
  • C. 1 : 2 : 1.
  • D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 23: Nhóm động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?

  • A. Lưỡng cư.
  • B. Thú.
  • C. Châu chấu.
  • D. Bướm.

Câu 24: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ARN pôlimeaza.
  • B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
  • C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp ra theo chiều 3/  5/.
  • D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.
  • B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra ở khác khu vực địa lí.
  • C. Hình thành loài bằng cách li sinh thái diễn ra ở sinh vật có khả năng phát tán mạnh.
  • D. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 26: Ở sinh vật nhân thực, một trong những côđon mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là

  • A. 3/ XXU 5/.
  • B. 5/ AUG 3/.
  • C. 5/ UGA 3/.
  • D. 3/ UAA 5/.

Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?

(1) Quá trình hô hấp ở hạt đang nẩy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ.

(2) Hô hấp tạo sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

(3) Phân giải hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectrontrong hô hấp.

(4) Quá trình đường phân là phân giải glucôzơ thành axit piruvic diễn ra trong ti thể.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 28: Alen B ở sinh vật nhân thực có 600 nuclêôtit loại ađênin và có thỉ lệ A/G = 3/2. Alen B bị đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là

  • A. 2399.
  • B. 2599.
  • C. 2400.
  • D. 2600.

Câu 29: Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

  • A. Sử dụng biện pháp kĩ thuật để làm tăng diện tích lá.
  • B. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp.
  • C. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc.
  • D. Sử dụng nhiều chất kích thích và bón nhiều phân đạm để cho bộ lá phát triển tối đa.

Câu 30: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng nhiễm sắc thể giới tính X. Alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả ruồi đực đều mắt trắng?

  • A. XAXa× XAY.
  • B. XAXA× XAY.
  • C. XaXa× XAY.
  • D. XAXA× XaY.

Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; gen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, cây tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng ở đời con?

  • A. Có hai loại kiểu hình là quả đỏ, ngọt và quả vàng, ngọt.
  • B. Tỉ lệ kiểu hình lặn về một tính trạng là 1/36.
  • C. Tỉ lệ phân lí kiểu hình là 35 : 1.
  • D. Tỉ lệ kiểu hình trội về một tính trạng là 35/36.

Câu 32: Ở ruồi giấm, xét phép lai ♂ Dd ×♀Dd thu được F1, trong đó kiểu hình trội cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 49,5%. Biết rằng không xảy đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 40 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

II. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 36 cM.

III. F1 kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 16%.

IV. F1 có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 30%.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 2.

Câu 33: Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ, cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ ; 43,75% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây hoa trắng thuần chủng có 3 loại kiểu gen.

II. Nếu cho cây F1 lai lần lượt với các cây hoa trắng thì ở đời con có thể bắt gặp 3 tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau.

III. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ F2, xác suất để thu được 2 cây thuần chủng là 1/9.

IV. Cho cây F1 lai phân tích đời con thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

  • A. 3.
  • B. 1.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 34: Ở người, bệnh bạch tạng do gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định; bệnh mù màu do gen m nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, không có alen trên Y. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, bên phía chồng có em gái bị bạch tạng, bên phía vợ có anh trai bị mù màu và có mẹ bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

I. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai bị cả hai bệnh là 9/16.

II. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng không bị bệnh là 13/48.

III. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng chỉ bị bệnh bạch tạng là 7/48.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con gái đầu lòng không bị bệnh là 1/3.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 35: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp ; gen B quy định hoa đỏ, alen b quy định hoa trắng ; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây cao, hoa đỏ, quả tròn với cây thân thấp, hoa trắng, quả dài thu được F1 gồm 31 cây cao, hoa đỏ, quả dài : 30 cây cao, hoa trắng, quả dài : 29 cây thấp, hoa đỏ, quả tròn : 30 cây thấp, hoa trắng, quả tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen. Sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp phép lai trên?

  • A. × $aa\frac{bd}{bd}$
  • B. × $\frac{ab}{ab}dd$
  • C. × $\frac{ad}{ad}bb$
  • D. × $\frac{ad}{ad}bb$

Câu 36: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen; Gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thểgiới tính X. Cho giao phối giữa ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân đen, cánh ngắn, mắt trắng thu được F1 100% thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 thấy xuất hiện 16,25% thân xám, cánh dài, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ là 48,75%.

II. Ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh ngắn, mắt trắng gấp 3 lần thân xám, cánh ngắn , mắt đỏ.

III. Tần số hoán vị gen là 40 %.

IV. Ở F2 tỉ lệ ruồi thân xám dị hợp, cánh ngắn, mắt đỏ 1à 15%.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 37: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II. diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBbDd ×♀AabbDd sẽ có tối đa bao nhiêu hợp tử lệch bội thể ba?

  • A. 8.
  • B. 12.
  • C. 24.
  • D. 16.

Câu 38: Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho côđon 5/ UGG 3/ trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành côđon 5/ UGA 3/ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

I. Alen B ít hơn alen b một liên kết hiđrô.

II. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin.

III. Đột biến có thể xảy ra làm thay đổi chức năng của prôtêin và có thể biểu hiện ra ngay kiểu hình của cơ thể sinh vật.

IV. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp.

  • A. 1.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 39: Ở một loài thực vật, cho cơ thể có kiểu gen Hh, khoảng cách giữa gen A và B là 20 cM; giữa gen D và e là 30 cM. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Khi cho cơ thể trên tự thụ phấn thì ở đời con có số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen và số cá thể mang ít nhất một tính trạng trội chiếm tỉ lệ

  • A. 0, 25% và 99, 949%.
  • B. 0,9% và 99, 949%.
  • C. 9% và 99, 91%.
  • D. 0,09% và 99, 91%.

Câu 40: Ở một loài thực vật giao phấn tự do có gen D quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định hạt dài ; gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen r quy định hạt trắng. Hai cặp gen Dd, Rr phân li độc lập. Khi thu hoạch một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền người ta thu được 14,25% hạt tròn, đỏ : 4,75% hạt tròn, trắng : 60,75% hạt dài, đỏ : 20,25% hạt dài, trắng. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Kiểu gen rr chiếm tỉ lệ 1/4 trong quần thể cân bằng di truyền.

II. Cho hạt dài, đỏ đem trồng thì vụ sau hạt dài, đỏ chiếm tỉ lệ 8/9.

III. Trong số hạt đỏ ở quần thể cân bằng di truyền, hạt đỏ dị hợp chiếm 2/3.

IV. Tỉ lệ cá thể dị hợp hai cặp gen trong quần thể ở trạng thái cân bằng 0.09.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội