Giải bài 14 vật lí 8: Định luật về công
Định luật về công được phát biểu và vận dụng như thế nào? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Hi vọng với phần lý thuyết và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. Lý thuyết
1. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
2. Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát, do đó công thực hiện phải để thắng ma sát và nâng vật lên. Công này gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích. Công để thắng ma sát là công hao phí.
Công toàn phần = công có ích + công hao phí
- Tỉ số giữa công có ích và công toàn phần gọi là hiệu suất của máy và được kí hiệu là H.
A1 là công có ích
A2 là công toàn phần
- Công hao phí càng ít thì hiệu suất của máy càng lớn
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 50 - SGK vật lí 8
Hãy so sánh hai lực F1 và F2
Câu 2: Trang 50 - SGK vật lí 8
Hãy so sánh hai quãng đường đi được s1 và s2
Câu 3: Trang 50 - SGK vật lí 8
Hãy so sánh công của lực F1 (A1 = F1.s1) và công của lực F2 (A2 = F2.s2)
Câu 4: Trang 50 - SGK vật lí 8
Dựa vào các câu trả lời trên, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của kết luận sau: dùng ròng rọc động được lợi hai lần về.. (1)… thì lại thiệt hai lần về…(2)… nghĩa là không được lợi gì về..(3)…
Câu 5: Trang 50 - SGK vật lí 8
Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 5000N lên sàn ô tô cách mặt đất 1m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể).
Kéo thùng thứ nhất, dùng tấm ván dài 4m.
Kéo thùng thứ hai, dùng tấm ván dài 2m.
a) Trong trường hợp nào người ta kéo với lực nhỏ hơn và nhỏ hơn bao nhiêu lần ?
b) Trường hợp nào thì tốn nhiều công hơn?
c) Tính công của lực kéo thùng hang theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ô tô.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
- Có thể xảy ra ba trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn FA của lực đẩy Ác-si-mét:
- Giải câu 5 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt sgk Vật lí 8 trang 96
- Giải câu 7 bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên ? sgk Vật lí 8 Trang 73
- Giải bài 12 vật lí 8: Sự nổi
- Đáp án câu 1 đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 1) Vật lý 8
- Trả lời câu hỏi C1,C2 bài 24: Công thức tính nhiệt lượng sgk Vật lí 8 trang 84
- Giải câu 1 bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học sgk Vật lí 8 trang 103
- Trả lời câu hỏi C2 bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt sgk Vật lí 8 trang 95
- Giải câu 10 bài 23: Đối lưu Bức xạ nhiệt sgk Vật lí 8 trang 82
- Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (H.3.1)Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe đi được sau những khoảng 3
- Một đoàn tàu trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s và so sánh số đo vận tốc của tàu tính bằng các đơn vị trên.