Giải bài chính tả: Quê hương - tiếng việt 3 tập 1 trang 82

2 lượt xem

Tiếng Việt 3 tập 1, Giải bài chính tả: Quê hương - tiếng việt 3 tập 1 trang 82. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu 1. Nghe - viết: Quê hương (3 khổ đầu)

Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?

Trả lời:

Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè.

Theo Đỗ Trung Quân

=> Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa là:

  • Tên bài thơ: Quê
  • Các chữ ở đầu mỗi câu thơ.

Câu 2. Điền vào chỗ trống et hay oet

Em bé t... miệng cười, mùi kh..., cưa xoèn x..., xem x...

Trả lời:

Em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.

Câu 3. Viết lời giải các câu đố sau:

a. Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

(Là những chữ gì ?)

Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

(Là những chữ gì ?)

Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

(Là những chữ gì ?)

Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta

Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

(Là những chữ gì ?)

Trả lời:

a) Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

=> Đó là từ "nặng" và "nắng"

Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

=> Đó là từ "cổ' và "cỗ"

Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

=>Đó là từ "lá" và "là"

Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta

Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

=> Đó là từ "co", "cò" và "cỏ".


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội