Giải bài tập đọc: Nhà bố ở - tiếng việt 3 tập 1 trang 124

12 lượt xem

Tiếng Việt 3 tập 1, Giải bài tập đọc: Nhà bố ở - tiếng việt 3 tập 1 trang 124. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

I. Tìm hiểu chung bài đọc

Nhà bố ở

Nghỉ hè, Páo đi thăm bố

Ngọn núi ở lại cùng mây

Mặt trời theo về thành phố

Tiếng suối nhoà dần sau cây...

Con đường sao mà rộng thế

Sông sâu chẳng lội được qua

Người, xe đi như gió thổi

Ngước lên mới thấy mái nhà.

Nhà cao sừng sững như núi

Mấy trăm cửa sổ gió reo

Đường lên đi vào trong ruột

Quanh co như Páo leo đèo.

Bố ở tầng năm chót vót

Gió như đỉnh núi bản ta

Sớm chiều xuống lên thang gác

Nhớ sao đèo dốc quê nhà...

NGUYỄN THÁI VẬN

Chú giải:

  • Sừng sững: từ gợi tả một vật to lớn, chắn ngang tầm nhìn.
  • Thang gác: các bậc nối tiếp nhau để đi từ tầng này đến tầng khác

Nội dung: Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ ở miền núi về thăm nhà bố ở thành phố, bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn nhớ đến quê nhà.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. Quê Páo ở đâu? Những câu thơ nào cho biết điều đó?

Trả lời:

Quê Páo ở vùng miền núi. Các câu thơ cho biết điều đó là:

"Ngọn núi ở lại cùng mây

Mặt trời theo về thành phố

Tiếng suối nhòa dần sau cây..."

Câu 2. Páo đi thăm bố ở đâu?

Trả lời:

Páo đi thăm bố ở thành phố, nơi mà bố của Páo làm việc.

Câu 3. Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ?

Trả lời:

Những điều ở thành phố khiến Páo thấy lạ là: đường rộng, sông sâu, người, xe đi như gió thổi, ngước lên mới thấy mái nhà, nhà cao như núi, mấy trăm cửa sổ, đường đi lên cầu thang quanh co.

Câu 4. Những gì ở thành phố Páo thấy giống quê mình?

Trả lời:

Những nét sau đây Páo cho thấy thành phố giống quê mình:

- Nhà cao sừng sững như núi.

- Đường lên đi vào trong ruột

Quanh co như Páo leo đèo.

- Bố ở tầng năm chót vót

Gió như đỉnh núi bản ta.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội