Giải bài tập thực hành tiếng việt 5 tuần 3: Tập làm văn (2): Luyện tập tả cảnh

111 lượt xem

Bài tập thực hành tiếng việt 5 tập 1. Nội dung bài học bao gồm các bài tập bổ trợ, nhằm giúp các em nắm chắc và hiểu kĩ nội dung bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5. Hy vọng, các bài thực hành sẽ giúp các em học tốt hơn môn Tiếng Việt và đạt được kết quả cao.

1. Gạch dưới những từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn sau :

Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc lả xuống mặt ao. Mùa đông xám xịt và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trở lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

Theo Nguyễn Thị Như Trang

2. Sử dụng biện pháp nhân hoá để viết ba câu tả cây cối trong mưa :

3. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả sức sống của cảnh vật trong mưa xuân.

Cơn mưa xuân chợt đến ……… (1) cảnh vật còn say ngủ trong se lạnh mùa đông. Những làn mưa xuân ……… (2). Mưa giăng giăng trên mặt hồ mờ ảo hơi sương ……… (3). Mạch đất gặp mưa xuân bỗng mở lòng cho ……… (4) vươn lên xanh mượt. Những mầm thóc cũng cựa mình, ……… (5)

(chồi non; dịu dàng lướt qua; đánh thức tâm hồn vạn vật; dệt nên những thảm mạ xanh non; nước hồ xao động, lăn tăn)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

1. Những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá : xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, cần mẫn, dịu mềm, kiệt sức, bừng thức dậy, âu yếm

2. Sử dụng nhân hoá để viết ba câu tả cây cối trong mưa :

Mưa xuân dịu dàng lướt qua vườn rau nhỏ. Cậu su hào ưỡn mấy chiếc lá non ra đón những giọt mưa. Bé xà lách với gương mặt lấp loá nước tươi cười. Cô bắp cải cũng như muốn mở lòng uống từng giọt nước.

3. (1) dịu dàng lướt qua ; (2) đánh thức tâm hồn vạn vật; (3) nước hồ xao động, lăn tăn ; (4) chồi non (5) dệt nên thảm mạ xanh non

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 08/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội