[KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 8: Bác Hồ với thiếu nhi
Giải SBT Âm nhạc 6 bài 8: Bác Hồ với thiếu nhi sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Bài hát nào là sáng tác của hai nhạc sĩ Hoàng Long – Hoàng Lân
a. Khăng quàng thấp sáng bình minh b. Tuổi hồng
c. Bác Hồ - Người cho em tất cả d. Tháng năm học trò
Trả lời: Bác Hồ - Người cho em tất cả
2. Bài hát Việt Nam quê hương tôi là sáng tác của nhạc si nào?
a. Hoàng Vân b. Huy Du
c. Đỗ Nhuận d. Văn Cao
Trả lời: Đỗ Nhuận
3. Những cảnh đẹp nào của đất nước Việt Nam được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương tôi?
Trả lời:
Những cảnh đẹp nào của đất nước Việt Nam được nhắc đến trong bài Việt Nam quê hương tôi:
- Biển
- Rừng
- Đồng xanh
- Suối
- Dòng sông
4. Khoanh vào lời ca có dấu luyến và luyện tập bài hát Bác Hồ - Người cho em tất cả
Trả lời:
5. Sau khi tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên, em hãy hoàn thành câu dưới đây:
Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao tặng giải thưởng…
Trả lời:
Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
6. Bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được sáng tác vào mốc lịch sử nào của Đất nước?
a. 2/9/1945 b. 30/4/1975 c. 22/12/1930
Trả lời: 30/4/1975
7. Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Trả lời:
- Ngày vui đại thắng càng đến gần, nhân dân cả nước càng nghẹn ngào hướng về Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của 50 triệu người Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng chiến thẳng này vẫn luôn ghi dấu công lao vĩ đại của Người.
- Đêm 28/4/1975, Không quân của ta giành thắng lợi, nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt bút viết bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng chỉ trong 2 giờ đồng hồ.
- Đến 30/4/1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, lá cờ Tổ quốc tung bay trên đỉnh Dinh Độc Lập cũng là lúc bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được vang lên.
8. Luyện tập bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng theo hình thức sau:
- Nhóm 1: Hát
- Nhóm 2: Đệm nhạc cụ đã học
- Nhóm 3: Sáng tạo và thể hiện vận động phụ hoạ
ÔN TẬP
1. Luyện tập các bài hát đã học và trình bày theo một trong các hình thức dưới đây:
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc vận động cơ thể theo nhịp điệu
- Hát kết hợp gõ đệm nhạc cụ tiết tấu
- Luyện tập hát bè bài Thầy cô là tất cả
- Hát và thể hiện sáng tạo theo cách của em
2. Luyện Bài đọc nhạc số 1 và 2 và thể hiện đúng tính chất của nhịp với một trong các hình thức sau:
- Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp
- Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp
- Đọc nhạc và vận động cơ thể theo cách sáng tạo của em
3. Sử dụng nhạc cụ đã học luyện tập các mẫu âm
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 1: Tuổi học trò
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 7: Âm nhạc nước ngoài
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 4: Ước mơ hòa bình
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 6: Mẹ trong trái tim em
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 2: Cuộc sống tươi đẹp
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 8: Bác Hồ với thiếu nhi
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 3: Nhớ ơn thầy cô
- [KNTT] Giải SBT Âm nhạc 6 bài 5: Giai điệu quê hương