Lý thuyết Địa Lí 11 bài 9 Lý thuyết Địa lý 11 bài 9

59 lượt xem

Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung Lý thuyết Địa Lí 11 bài 9 - Nhật Bản với phần tóm tắt chi tiết về điều kiện kinh tế, tự nhiên, dân cư và kinh tế trong bài viết dưới đây.

  • Diện tích: 378 nghìn km2
  • Dân số: 127,7 triệu người ( năm 2005)
  • Thủ đô: Tô ki ô

I. Điều kiện kinh tế

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

  • Nhật Bản là một quần đảo nằm ở Đông Á
  • Lãnh thổ kéo dài theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.

Thuận lợi:

  • Giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường biển, thuộc khu vực kinh tế sôi động.
  • Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Khó khăn:

  • Tiếp thu KH-KT muộn hơn so với các nước châu Âu.
  • Thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương nên có nhiều bất ổn (động đất, núi lửa, sóng thần…) ảnh hưởng tới kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên:

  • Khí hậu: thuộc khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam khí hậu cận nhiệt => Đa dạng cây trồng, vật nuôi.
  • Nghèo khoáng sản, chỉ có than, đồng

II. Dân cư

  • Đông dân, tập trung ven biển
  • Tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần
  • Người lao động cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
  • Giáo dục được chú ý đầu tư.
  • Tỉ lệ người già ngày càng cao.

III. Tình hình phát triển kinh tế.

Tóm tắt kinh tế Nhật qua các thời kì

  • Trước năm 1973: Kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
  • 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
  • 1955-1973: phát triển tốc độ cao.
  • Sau năm 1973: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
  • Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, tài chính trên thế giới.

Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

1. Hôn-xu

  • Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
  • Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

2. Kiu-xiu

  • Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
  • Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

3. Xi-cô-c­ư

  • Khai thác quặng đồng.
  • Nông nghiệp đóng vai trò chính.

4. Hô-cai-đô

  • Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
  • Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
Chủ đề liên quan
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội