Phiếu bài tập tuần 12 tiếng Việt 5 tập 1
Phiếu bài tập tuần 12 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 12. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!
TUẦN 12
I - Bài tập về đọc hiểu
Sắc tím bằng lăng
Không rộn rã tưng bừng hay khoa trương sặc sỡ, nhưng khi nở, bằng lăng tím rực một góc trời. Cũng như những cánh phượng hồng, bằng lăng là loai hoa "nữ hoàng của mùa hạ".
Hoa bằng lăng chỉ đẹp nhất khi khoe sắc tím trên cây cùng những chiếc lá xanh căng tràn sức sống.
Không biết sao cả tôi và bạn đều thích cái màu tím ấy, đó là màu thời gian xa xôi. Vì bằng lăng tím có bao giờ tím mãi, cứ đến hẹn lại lên, nhưng phai dần, phai dần theo thời gian. Đã không biết bao nhiêu buổi chiều tôi và bạn đứng ngẩn ngơ nhìn những bông hoa tím chuyển sang màu tím nhạt, rồi màu trắng...
Một ngày kia, những bông hoa cứ rộng dần, thay vào đó là mùa quả, những mùa quả tròn căng mọc thành từng chùm... để rồi năm sau lại khô xác đi rụng xuống, nhường chỗ cho những lớp lá non mới nhú.
Con gái chúng mình hình như đứa nào cũng có một góc để thương để nhớ. Và tôi biết, màu tím bằng lăng sẽ khiến chúng mình không bao giờ quên được tuổi học trò hồn nhiêu một thuở.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Hoa bằng lăng được mệnh danh là gì?
a - Nữ hoàng áo itím
b - Nữ hoàng của các loài hoa
c - Nữ hoàng của mùa hạ
2. Hoa bằng lăng đẹp nhất khi nào?
a - Khi khoa sắc tím trên cây cùng lá xanh
b - Khi màu tím chuyển sang nhạt dân
c - Khi bằng lăng chuyển hẳn sang màu trắng
3. Tại sao màu bằng lăng được gọi là màu thời gian xa xôi?
a - Vì màu tím bằng lăng cứ phai nhạt dần theo thời gian
b - Vì bằng lăng nở vào mùa hạ, các bạn học trò chia tay nhau
c - Vì màu tím là màu tím thuỷ chung dù nhiều thời gian trôi qua
(4) Màu tím bằng lăng khiến tác giả không quên được điều gì?
a - Một loài hoa đẹp
b - Loài hoa "nữ hoàng của mùa hạ"
c - Tuổi học trò hồn nhiên
II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x: Nắm ....ôi, nước .....ôi, sản .....uất, ......uất ăn trưa
b) ăt hoặc ăc: đôi m......., thắc m......., gi..... giũ, đánh gi........
c) uôn hoặc uông: b....... chuối, b.... ngủ, b...... làng, b....... tay.
2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống sao cho thích hợp
a) Chúng em góp phần .................... môi trường xanh, sạch, đẹp
b) Thóc gạo trong kho luôn được.............. tốt
c) Người tham gia giao thông cần đội mũ ............. để phòng tai nạn
d) Công tác.......... di tích lịch sử và văn hoá luôn được coi trọng
e) Đơn vị du kích rút về khu căn cứ để......... lực lượng
(bảo quản, bảo vệ, bảo tồn, bảo toàn, bảo hiểm)
3. a) Chọn quan hệ từ (và, với, đề, của, thì, như) thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
(1) Cuộc sống quê tốn gắn bó........... cây cọ.
(2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ ............ quét nhà, quét sân.
(3) Bảo vệ rừng đầu nguồn là trách nhiệm ........ tất cả mọi người
(4) Bình minh, mặt trời ......... chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.
(5) Trưa, nước biển xanh lơ ............ khi chiều tà ......... biển đổi sang màu xanh lục.
b) Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữ các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào ô trống trong ngoặc đơn:
(1) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thoả thích dưới nắng hè (Biểu thị quan hệ ............)
(2) Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc là cũng không còn xanh
(Biểu thị quan hệ .............)
(3) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu trên trái đất (Biểu thị quan hệ ...............)
4. Lập dàn ý bài văn tả một người trong gia đình em
Gợi ý
(a) Mở bài (Giới thiệu): Người trong gia đình em sẽ tả là ai? Lí do nào khiến em chọn tả người đó?...
(b) Thân bài
- Tả ngoại hình
+ Người đó trạc bao nhiêu tuổi? Tầm vóc ra sao? (Nhỏ nhắn/ đậm đà/ cân đối....) Cách ăn mặc thế nào? (gọn gàng/ giản dị....)
+ Khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, nụ cười... có những nét gì nổi bật? (VD: Khuông mặt đầy đặn dễ mến, mái tóc buông xoã hai vai; cặp mắt nâu hiền, hãm răng trắng đều đặn, nụ cười tươi tắn,...)
- Tả tính tình, hoạt động
+ Lời nói, cử chỉ, thói quen của người em tả có những đặc điểm gì làm em chú ý? (VD: lời nói dịu dàng, làm việc cẩn thận, chu đáo; có thói quen dậy sớm đi bộ quanh công viên,...)
+ Thái độ và cách cư xử của người đó đối với em và những người khác ra sao? (VD: ân cần hỏi han mỗi khi em đi học về; bảo ban nhẹ nhàng khi em mắc lỗi, vui vẻ, hoà nhã với bà con xóm giềng,...)
(c) Kết bài: Người em miêu tả đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em (hoặc có ảnh hưởng gì đối với em trong cuộc sống; có vai trò như thế nào trong gia đình)?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
(5) Viết một đoạn thân bài theo dàn ý em đã lập
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Phiếu bài tập tuần 5 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 17 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 12 tiếng Việt 5 tập 1
- Đáp án phiếu bài tập tuần 11 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 14 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 1 tiếng Việt 5 tập một
- Phiếu bài tập tuần 32 tiếng Việt 5 tập 2
- Phiếu bài tập tuần 6 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 8 tiếng Việt 5 tập 1
- Phiếu bài tập tuần 26 tiếng Việt 5 tập 2
- Đáp án phiếu bài tập tuần 32 tiếng Việt 5 tập 2
- Đáp án phiếu bài tập tuần 8 tiếng Việt 5 tập 1