Phiếu bài tập tuần 25 tiếng Việt 5 tập 2

236 lượt xem

Phiếu bài tập tuần 25 tiếng việt 5. Nội dung của phiếu bài tập nằm gọn trong chương trình học của tuần 25. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải tiếng việt. Chúc các em học tốt!

TUẦN 25

I – Bài tập về đọc hiểu

Suối Nguồn và Dòng Sông

Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn.

Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo :

– Ráng lên cho bằng anh bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé !

Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm.

Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra.

Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ. Dòng Sông đã csach xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi.

Cho tới hôm Dòng Sông ra gặp biển, nó mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn.

Thường lúc người ta biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát !”. Dòng Sông ứa nước mắt.

Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm :

– bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé.

Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh :

– Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ.

Những giọt nước long lanh nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa.

Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi.

( Nguyễn Minh Ngọc )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu ?

a- Đi về cánh rừng đại ngàn

b- Đi về xuôi

c- Đi thăm bạn

d- Đi về nơi mình đã sinh ra

2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con?

a- Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi

b- Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu

c- Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải

d- Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi !”.

3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ ?

a- Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn

b- Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển

c- Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè

d- Vì Dòng Sông đã có người mẹ Biển

4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì ?

a- Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục chu du

b- Được bay theo đám mây để ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao

c- Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn

d- Được biến thành những giọt nước mưa

5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất ?

a- Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới

b- Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn

c- Không có gì quý bằng sự tự do

d- Không có gì quý bằng tình mẹ

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Gạch dưới các tên riêng có trong câu chuyện sau và viết lại cho đúng quy tắc viết hoa :

Mua ngựa

Ngày xưa, ở trung quốc có ông điền tử phương đi chơi,trông thấy một con ngựa gầy gò ốm yếu thả rông ngoài đồng. Ông dừng lại hỏi, có người thưa : “Đó là ngựa của ông chánh không nuôi nữa vì nó già yếu, không làm được việc gì”. Ông điền tử phương liền nói : “Lúc nó khỏe mạnh thì bắt làm lụng khó nhọc, đến lúc nó già yếu lại bỏ đi. Sao lại vô ơn và bất nhân thế !”

Nói đoạn, ông điền tử phương bèn tìm đến nhà ông chánh, hỏi mua con ngựa, đem về nuôi cho đến khi nó chết.

( Theo Quốc văn giáo khoa thư )

– Viết lại các tên riêng :…………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

2. Chọn từ ở câu trước cần lặp lại ở câu sau để điền vào chỗ trống nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn dưới đây

(1) Mùa hè, mặt trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. (2) Tia…. nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thú chạy nhảy khắp nơi.(3)……tràn vào vườn hoa. (4) Muôn…….bừng nở. (5) Nắng nhuộm cho những cánh…..thành muôn màu rực rỡ. (6) Những bông hoa rung rinh như vẫy chào nắng.

( Theo Nguyễn Hải Vân )

3. Gạch dưới những từ ngữ cùng chỉ một sự vật, có tác dụng liên kết trong đoạn văn sau :

Những cánh hoa mỏng manh, rơi rơi, rắc đầy trên mặt ao. Mấy chú cá rô tưởng mồi, ngoi lên, chỉ thấy đâu đây những chiếc thuyền tím. Chiếc thuyền hoa chòng chành, hòa mình với màu tím của nước chiều.

4. Viết đoạn mở bài theo hai cách em đã học ( trực tiếp, gián tiếp ) cho bài văn tả một đồ vật thân thiết đối với em ( VD : chiếc bút đẹp, cái cặp sách, quyển truyện hay, cuốn sách giáo khoa em thích….)

a) Mở bài trực tiếp

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

b) Mở bài gián tiếp

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

5. a) Đọc đoạn trích sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói về cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam :

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa vẫn không được gặp, cậu liều chết xô mấy người lính gác để xăm xăm xuống thuyền gặp Vua.

Vừa lúc cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu :

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh !

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo :

– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam

Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức : “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát cả quả cam.

b) Dựa theo nội dung đoạn trích nói trên và gợi ý dưới đây, hãy viết tiếp một số lời đối thoại thích hợp để hoàn chỉnh màn kịch.

Bóp nát quả cam

Nhân vật : Vua ; Trần Quốc Toản ; vài vị vương hầu ; mấy người lính

Cảnh trí : Thuyền rồng ( nơi Vua họp bàn việc nước ). Vua và mấy vị vương hầu đang đứng ở mui thuyền nghỉ ngơi sau những giờ họp căng thẳng. Gần đó có hai lính đứng gác, một người quỳ đỡ đĩa cam chín.

Thời gian : Buổi trưa

Trần Quốc Toản : – ( Chạy xăm xăm đến trước mặt Vua, quỳ xuống tâu )

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

( Nói xong, tự đặt thanh gươm lên gáy, thưa với Vua )…………………………..

………………………………………………………………………………

Vua : – ( Chỉ tay về phía Quốc Toản, cho đứng dậy rồi ôn tồn bảo ) ………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

( Vẫy tay ra hiệu cho người lính đem đĩa cam đến, cầm một quả chín vàng, tươi cười đưa cho Quốc Toản, bảo )………………………………………………………….

………………………………………………………………………………

Trần Quốc Toản : – ( Hai tay đỡ lấy quả cam và nói lời cảm ơn Vua ) …….

………………………………………………………………………………

( Chân bước lên bờ nhưng miệng vẫn lẩm bẩm, vẻ ấm ức )…………………..

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

( Chợt mở bàn tay đang cầm quả cam để xem. Mặt ngẩn ra vì thấy quả cam trong tay đã bị bóp nát )

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội