Phương pháp bảo quản nông sản Ôn tập Công nghệ 7
Các phương pháp bảo quản nông sản
Phương pháp bảo quản nông sản - Công nghệ 7 được giáo viên KhoaHoc trình bày chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng
Bảo quản nông sản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản. Do đó giữ được thủy phần và nhiệt độ của khối nông sản ở trạng thái an toàn.
Có 2 phương pháp bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng là: thông gió tự nhiên và thông gió tích cực.
a. Thông gió tự nhiên
Là phương pháp tương đối đơn giản, rẻ tiền, nhưng phải tính toán nắm đúng thời cơ thì thông gió mới có lợi. Muốn thông gió tự nhiên cần có 4 điều kiện sau:
– Thời tiết: Ngoài trời không có mưa, không có sương mù vì lúc đó là lúc độ ẩm cao sẽ có hại cho việc bảo quản.
– Nhiệt độ: Ngoài trời, xung quanh kho nhiệt độ không được cao quá 32°C và không thấp dưới 10°c vì nếu nhiệt độ cao quá, lúc mở cửa thông gió, khí nóng sẽ vào làm tăng nhiệt độ trong kho, hoặc nếu dưới 10°c thì lại mang hơi lạnh vào kho làm ngưng tụ hơi nước trong kho.
– Độ ẩm tuyệt đối: Ngoài trời xung quanh kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho. Nếu cao hơn thì khi mở cửa thông gió, độ ẩm tuyệt đối bên ngoài có thể luồn vào làm cho độ ẩm tương đối trong kho lên cao, hạt, nông sản dễ bị nhiễm ẩm.
– Điểm sương: Nhiệt độ điểm sương trong kho phải thấp hơn nhiệt độ ngoài kho. Vì trường hợp nhiệt độ không khí ngoài kho thấp hơn thiệt độ điểm sương trong kho, hơi nước sẽ ngưng tụ gây nên hậu quả không có lợi.
b. Thông gió tích cực
Thông gió tích cực là cách xử lý lô hạt bằng lượng không khí cho đi qua theo độ dày của nó. Trong thực tế người ta dùng thông gió tích cực không phải riêng cho làm lạnh hạt mà người ta còn dùng nó như một chế độ riêng biệt để bảo quản hạt. Đây là một phương pháp hoàn thiện nhất, rẻ tiền nhất được áp dụng để bảo quản mà cả quá trình lại là cơ khí hoàn toàn.
Khi quạt không khí vào khối hạt cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Không khí phải được quạt đều trong toàn khối hạt tránh chỗ quạt nhiều, chỗ không quạt.
– Cần đảm bảo đủ lượng không khí để thực hiện được mục đích giảm nhiệt độ và độ ẩm khối hạt.
– Chỉ quạt khi độ ẩm tương đối không khí ngoài trời thấp nghĩa là sau khi quạt thì độ ẩm khối hạt giảm xuống.
– Nhiệt độ không khí ngoài trời phải thấp hơn nhiệt độ của khối hạt.
2. Phương pháp bảo quản kín
Việc này giúp các loại nông sản được giữ ở trạng thái tránh tiếp xúc với oxy tối đa. Bảo quản ở trạng thái kín đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật sau đây:
– Kho tàng, hoặc phương tiện chứa đựng nông sản phải kín hoàn toàn, không khí bên ngoài không thể xâm nhập được.
– Thiết bị kho tàng phải đảm bảo chống nóng, chống ẩm tốt.
– Phẩm chất ban đầu của hạt và nông sản phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định, nhất là thủy phần phải dưới mức an toàn, độ tạp chất phải thấp hơn mức quy định, độ sạch và độ thuần phải dưới mức tối đa cho phép và tuyệt đối không có sâu mọt phá hoại.
Có 2 cách loại bỏ không khí và hơi ẩm:
+ Phương pháp thường thấy nhất chính là sử dụng gói hút oxy ( thành phần hạt silicagel) khi đóng gói nông sản chế biến.
+ Ngoài ra một số sản phẩm sử dụng phương pháp hút chân không để loại bỏ oxy và khí ẩm. Phương pháp bảo quản kín giúp hạn chế sự phát triển của các loại khuẩn hại và sinh vật như nấm,…
3. Bảo quản nông sản bằng phương pháp giữ lạnh
Phương pháp này có lẽ không xa lạ với người dân, phương pháp giữ lạnh là dùng nhiệt độ để ức chế quá trình chín của nông sản, từ đó giúp nông sản được bảo quản lâu hơn. Ngoài ra phương pháp này còn hạn chế hư hỏng trong quá trình lưu kho và vận chuyển.
Đối với mỗi loại nông sản khoảng nhiệt độ bảo quản sẽ khác nhau.
Bảo quản ở nhiệt độ từ -10 độ C đến -30 độ C các vi khuẩn và sinh vật sẽ bị bất hoạt hoàn toàn.
Nhược điểm của phương pháp bảo quản lạnh :
- Chi phí cao, đòi hỏi người vận hành phải có chuyên môn.
- Màu sắc và hương vị dễ bị ảnh hưởng mất đi sự tự nhiên bởi nhiệt độ.
- Nông sản dễ bị mềm thâm và dễ hư hỏng nếu thu hoạch không đúng phương pháp và nhiệt độ không đúng.
4. Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
Nhiều năm qua người ta đã áp dụng phương pháp bảo quản nông sản, nhất là rau quả trong khí quyển có điều chỉnh thành phần các chất khí, đồng thời giảm nhiệt độ kho bảo quản nhằm làm chậm các hoạt động sống của nông sản mà chủ yếu là quá trình hô hấp.
Chất khí hiện nay người ta thường dùng để bảo quản thực phẩm rau quả chủ yếu là CO2 và kết hợp với bảo quản lạnh.
Để tạo ra khí CO2 với nồng độ cần thiết, người ta dùng tuyết CO2 hay khí CO2 nên cho vào cốc phòng bảo quản kín. Đối với rau quả ở nồng độ kín CO2 10 – 12% là tốt nhất, ở điều kiện nước ta, nồng độ này làm cho rau quả sẽ chín chậm đi khoảng 2 – 3 lần so với điều kiện bình thường.
Câu hỏi Công nghệ 7 được KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt Công nghệ 7. Chuyên mục Ôn tập Công nghệ 7 gồm tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Công nghệ lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Xem thêm bài viết khác
- Trồng nhiều ngô khoai sắn thuộc phương pháp sản xuất thức ăn gì
- Em hiểu thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi là gì
- Thế nào là thức ăn giàu protein
- Bột cá là thức ăn có nguồn gốc từ đâu
- Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào?
- Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào?
- Phân biệt phân hoá học và hữu cơ
- Vì sao phải sử dụng đất hợp lý
- Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ
- Mục đích của việc làm cỏ là
- Đặc điểm của phần khí là