soạn bài Đi bộ ngao du: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Đi bộ ngao du
2. Tìm hiểu văn bản
a) Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản
………………….
g) Em hãy nhận xét về cách lập luận thể hiện trong văn bản.
3. Tìm hiểu về lượt lời trong hội thoại
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a (1) Đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tùy theo ý thích, không lệ thuộc ai, không lệ thuộc vào bất cứ cái gì
(2) Đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi kiến thức cho mình
(3) Đi bộ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần
b. Chọn B: Đi bộ ngao du giúp ta …. khoan khoái về tinh thần.
c. Cách sắp xếp các luận điểm của văn bản rất thống nhất, logic và hợp lý, được sắp xếp theo trình tự từ yếu tố chính đến yếu tố phụ, yếu tố quan trọng nhất được đưa lên đầu.
Trình tự sắp xếp này cũng được sắp xếp theo lí do của cá nhân tác giả. Thuở nhỏ ông phải đi làm thuê cho chủ xưởng để kiếm sống, bị hành hạ, không có tự do, vậy nên ông luôn khát khao mãnh liệt có được sự tự do hàng đầu. Tiếp đến, cuộc đời ông chỉ được đi học vài năm, vì thế ông mong được học hỏi, trau dồi kiến thức.
d. - Giản dị, tự do: “Bất cứ đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm”; “tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua”…
- Yêu thiên nhiên: “tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo dòng sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan…
e. Trong văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã sử dụng các đại từ nhân xưng: ta, tôi
- Đại từ nhân xưng ta thể hiện quan điểm chung của tất cả mọi người => Ru-xô muốn khẳng định đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
- Với cách xưng đại từ “tôi”, tác giả muốn đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống để đưa ra những ý kiến thuyết phục mọi người. => văn bản trở nên sinh động, giàu sức thuyết phục.
Tác dụng: làm tác phẩm giàu sức thuyết phục và có tính linh hoạt, biểu cảm cao.
g. Cách lập luận trong văn bản được thể hiện một cách thống nhất, hợp lí, theo một trình tự nhất định, gắn liền với quan điểm cá nhân tác giả.
3. Tìm hiểu về lượt lời trong hội thoại
a. (1) Nhân vật cái Tí nói 6 lượt lời, chị Dậu nói 3 lượt lời và thằng Dần nói 1 lượt.
(2) Ở hai lượt lời đầu tiên của cái Tí, lẽ ra chị Dậu phải nói nhưng chị đã im lặng.
Sự im lặng của chị thể hiện tâm trạng đau đớn, nghẹn ngào vì nghĩ đến chuyện sẽ phải bán con đi.
(3) Ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ (nói nhiều), khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin.
Còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng sau đó để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.
b. Chọn câu trả lời (1), (2), (3)
c. Đôi khi đến lượt lời của mình nhưng người tham gia hội thoại lại im lặng vì nhiều lí do. Nếu trong cuộc hội thoại việc nói chỉ đem lại những điều không hay, tiêu cực, dễ gây bất hòa thì lúc đó cần im lặng để giữ được tình bạn, tình đoàn kết, cần tránh to tiếng, tránh điều qua tiếng lại không cần thiết… Hoặc đôi khi sự im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ: tức giận, không bằng lòng, hổ thẹn, ngại ngùng, bàng hoàng,...
Với những trường hợp này sự im lặng là có thể chấp nhận được.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Hịch tướng sĩ giản lược nhất
- Soạn VNEN bài Ôn tập văn nghị luận giản lược nhất
- Soạn bài Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục: mục D Hoạt động vận dụng
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Ôn tập: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Văn bản tường trình: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài văn bản thông báo: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Quê hương – Khi con tu hú: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Quê hương – Khi con tu hú giản lược nhất
- soạn bài Đi bộ ngao du: mục A Hoạt động khởi động
- Soạn VNEN bài Bàn luận về phép học giản lược nhất
- Soạn bài Nước Đại Việt ta: mục A Hoạt động khởi động