Soạn bài sự tích hồ Gươm giản lược nhất

Soạn văn 6 bài sự tích hồ Gươm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần vì:

  • Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, tàn ác.
  • Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần thua.
  • Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ

Câu 2:

  • Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh:
    • Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước
    • Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn
    • Lê Thận dâng gươm thần và nguyện cùng mọi người theo Lê Lợi đến cùng, xả thân vì đại nghĩa.
  • Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa: nhân dân từ miền núi đến miền biển đều đoàn kết, trên dưới một lòng chống giặc ngoại xâm.

Câu 3: Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

  • Làm tăng nhuệ khí và uy thế của nghĩa quân
  • Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, đuổi không còn bóng quân thù

Câu 4:

  • Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình.
  • Cách đòi gươm: Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.

Câu 5: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

  • Giải thích tên gọi hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
  • Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Ca ngợi tính nhân dân, tính toàn dân, tính chính nghĩa của cuộc k/nghĩa Lam Sơn.

Câu 6:

  • Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
  • Hình ảnh rùa vàng tượng trưng cho vị thần dưới nước, luôn ra tay giúp đỡ khi con người lúc hoạn nạn.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội