Soạn bài Tiếng gà trưa giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " tiếng gà trưa", hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả bài thơ?
......................................
3. Tìm hiểu về điệp ngữ
a. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần.
......................................
4. Tìm hiểu về thơ lục bát
a. Đọc những thông tin( trang 84 sách vnen ngữ văn 7 tập 1)
.............................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Cảm hứng từ: trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ thế nên tác giả nhớ về kỉ niệm tuổi thơ
Diễn biến mạch cảm xúc : Khi nghe thấy tiếng gà trưa=>gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ=>Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
b. Hình ảnh gợi nhớ:
- Hình ảnh đàn gà: Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng hiện lên rất đẹp rất sinh động.
- Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương khi một lần người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, kỉ niệm về tuổi thơ nơi làng quê bình dị.
- Hình ảnh người bà: chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.
=> Qua đó, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, những kí ức bên bà vẫn luôn được lưu giữ trong tâm hồn người cháu và tình yêu thương bà sâu sắc của tác giả
c. Hình tượng về : Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà.
d. Em tán thành với cả 2 ý kiến. Vì bài thơ xuất phát từ những tình cảm lớn lao: tình yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà,... từ đó sẵn sàng chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì người bà thân yêu
e. Những đặc sắc:
- Về thể thơ: được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt
- Cách gieo: phần lớn là vần cách, rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng.
=> Tác dụng: giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn từ đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của người cháu đối với bà của mình
3. Tìm hiểu về điệp ngữ
a. Trong bài tiếng gà trưa có từ lặp đi lặp lại là: vì, nghe, này.
b, Tác dụng nhấn mạnh ý, gây ấn tượng sâu sắc,làm câu thơ thêm mạnh mẽ nhịp nhàng nhữngcảm xúc, tâm tư tình cảm của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những suy tư, hồi ức về bà.
c. Điệp từ là biện pháp lặp đi lặp lại từ để gây nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
d. Nối: 1-c 2-a 3-b
4. Tìm hiểu về thơ lục bát
(1) Viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ.
(2)
(3) Nhận xét:
- Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng
- Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng
(4) Nhận xét về vị trí vần trong văn bản:
- Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu - hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Những câu hát than thân, châm biếm giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cổng trường mở ra giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Sông núi nước Nam giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Cảnh khuya giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Mùa xuân của tôi giản lược nhất: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhận buổi mới về quê giản lược nhất: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài Danh từ giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài Bạn đến chơi nhà giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Bánh trôi nước giản lược nhất: Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cổng trường mở ra giản lược nhất: Mục A hoạt động khởi động