Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST Soạn Văn 10 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong phần cuối bài, giúp các em trả lời các câu hỏi soạn Văn 10 đơn giản hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết bài soạn, các em cùng tham khảo nhé
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
* Tri thức về kiểu bài:
- Phân tích, đánh giá truyện kể: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện kể.
* Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Về nội dung nghị luận:
+ Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Về kĩ năng nghị luận:
+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng đáng tin cậy.
+ Sử dụng các câu chuyển tiếp, từ ngữ liên kết hợp lí.
+ Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.
Mở bài: Giới thiệu được truyện kể, nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.
Thân bài: Trình bày các luận điểm làm nổi bật: ý nghĩa, giá trị chủ đề, những nét sặc sắc về nghệ thuật.
Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
* Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo:
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” (La Phông-ten)
Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa?
Trả lời:
Mở bài, thân bài và kết bài cuả ngữ liệu đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Vì những lý do sau
- Mở bài: Nêu được nội dung khái quát của tác phẩm,thể loại cũng như tác giả, thời gian sáng tác
- Thân bài: đầy đủ luận điểm , lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng
- Kết bài: khẳng định lại được ý nghĩa của tác phẩm
Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?
Trả lời:
- Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự luận điểm trước,hình thức nghệ thuật sau
Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Lí lẽ được nêu trước và bằng chứng được trích ra sau để chúng minh lý lẽ
Vi dụ: cùng với cách tạo tình huống nói trên là cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng. Sói biểu trưng cho những ''kẻ mạnh'', tàn bạo trong xã hội, Chiên biểu trưng cho những kẻ yếu...
Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?
Trả lời:
- Người viết phân tích về ý nghĩa, giá trị chủ đề của văn bản khá là bao quát và chưa chi tiết cho lắm. Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.
Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):
Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?
Trả lời:
- Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:
- Tình huống truyện độc đáo
- Nhân vật giàu tính biểu tượng
- Kết cấu tương phản
- Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn
Những nghệ thuật này giúp dễ thể hiện rõ ràng chủ đề của truyện theo hướng tác giả mong muốn
- Soạn bài Thần Trụ trời - Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Prô-mê-tê và loài người Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Đi san mặt đất Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập trang 34 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể CTST được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phân soạn bài này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Giải Sinh 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào CTST
- Giải Sinh 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào CTST
- Giải Sinh 10 Bài 4: Khái quát về tế bào CTST
- Giải Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống CTST
- Giải Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học CTST
- Giải Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học CTST
- Soạn bài Thơ duyên Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 148 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lời má năm xưa Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Huyện Trìa xử án Chân trời sáng tạo