Soạn giản lược bài tuyên ngôn độc lập
2 lượt xem
Soạn văn 12 bài Tuyên ngôn độc lập giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập (Từ đầu đến “không ai chối cãi được”)
- Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta (“Thế mà hơn 80 năm nay… Dân tộc đó phải được độc lập!”)
- Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới (Phần còn lại).
Câu 2:
Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả
- Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
- Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
Ý nghĩa về mặt lập luận:
- Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
- Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
- Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
Câu 3:
Với lời lẽ lẽ hùng hồn, dẫn chứng thuyết phục vài viết đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
- Thực dân Pháp đã kể công “khai hóa” thì bản Tuyên ngôn độc lập kể tội ác “cướp nước ta, áp bức đồng bào ta” của chúng.
- Thực dân Pháp đã kể công “ bảo hộ” thì bản Tuyên ngôn độc lập lên án “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Dẫn chứng là những bằng chứng lịch sử khiến kẻ thù không thể chối cãi.
- Chúng tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật. Nhân dân ta đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Câu 4:
Phong cách nghệ thuật:
- Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.
- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.
- Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử
- Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.
- Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
- Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.
Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tuyên ngôn độc lập (P1) Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tuyên ngôn độc lập
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Soạn giản lược bài tiếng hát con tàu
- Soạn giản lược bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Soạn giản lược bài gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn giản lược bài luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Soạn giản lược bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Soạn giản lược bài quá trình văn học và phong cách văn học
- Soạn giản lược bài dọn về làng
- Soạn giản lược bài Việt Bắc (Phần hai: Tác phẩm)
- Soạn giản lược bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Soạn giản lược bài thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Soạn giản lược bài ai đã đặt tên cho dòng sông?