Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”- Văn mẫu lớp 9
Bài làm
Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ của riêng mình. Nhưng để đạt được đến ước mơ đó thì bạn phải trải qua rất nhiều những trông gai và thử thách. Đôi khi bạn còn muốn bỏ cuộc. Vậy điều gì sẽ giúp bạn vượt qua tất cả để hoàn thành giấc mơ của mình? Đó chính là một ước mơ đủ lớn. Đã có một câu nói rằng ““Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. Là khao khát có được một điều gì đó vượt quá khả năng, vượt ngoài tầm với của bản thân mình. Ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục địch, nghị lực. Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. Người sống có ước mơ luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và lớn lao sẽ đạt được ở phía trước. Họ hăng say học tập, làm việc và truyền cảm hứng đến người khác. Họ sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời, luôn suy nghĩ tích cực. Họ luôn hành động để hướng đến thành công.
Cuộc sống sẽ thật vô nghĩa nếu mỗi người không có được những ước mơ của riêng mình. Ước mơ chẳng cần phải cao xa, đó có khi chỉ là những ước mơ bình dị nhất như có được một công việc tốt, có được một cuộc sống bình yên. Nhưng nó khiến cho cuộc sống của bạn có hy vọng. nếu có ước mơ bạn sẽ có them ý chí và nghị lực để vươn lên, nó như một cái đích khiến bạn phải cố hết sức để đạt được. Ước mơ được gieo mầm, ấp ủ trong bản thân mình. Để rồi một ngày nào đó, nó bỗng trở thành hiện thực. Thật vậy, cuộc sống không thể thiếu ước mơ. Nó chắp cánh cho chúng ta để bay cao, bay xa, vươn tới những dự dịnh hoài bão của mình. Cuộc sống sẽ kém vui nếu ta không nghĩ đến những điều tươi đẹp đang chờ ta ở phía trước.
Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi sẽ có ngày nó trưởng thành và cho trái ngọt. Tất cả những gì lớn lao trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất. Ví như một cây sồi cổ thụ, ngay từ đầu nó đâu phải đã to lớn và đồ sộ như vậy, ban đầu nó chỉ là một hạt mầm được gieo xuống đất . Dần dần theo thời gian, nó mới lớn mới cổ thụ được như vậy. Ước mơ của mỗi người cũng vậy, ta cần phải có một hạt giống ước mơ, từng ngày từng ngày vun đắp cho nó để nó dần trưởng thành. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. Thật vậy, ta có thể thấy rõ điều đó ở những con người vĩ đại trong đời sống thường ngày của chúng ta. Họ điều là những người có ước mơ và kiên trì theo đuổi ước mơ đó. Ví như Nếu không có ước mơ tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng cho nhân loại, nhà bác học Edison đã sớm bỏ cuộc, chấp nhận thất bại sau bao nhiêu thí nghiệm không thành công. Nếu không có ước mơ đủ lớn thì nhà phát kiến địa lí Cristoforo Colombo, đâu dám bất chấp hiểm nguy sống chết lênh đênh trên đại dương để tìm ra châu Mỹ. Dân tộc ta sẽ tiếp tục cuộc sống nô lệ lầm than thêm vài thập kỉ nữa nếu Bác Hồ không có ước mơ tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc. Và nếu con người không có ước mơ thì mọi điều kì diệu đã không xảy đến trong khoa học.
Sống có ước mơ thì ai cũng có. Nhưng có một ước mơ đủ lớn, đủ sức để tạo ra điều lớn lao thì không phải ai cũng có. Bởi thế, để xây dựng một ước mơ đủ lớn là cả một kì công cố gắng. Đối với mỗi người học sinh chúng ta, để có thể đạt được ước mơ của mình thì trước hết ta phải biết chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân và không ngừng cố gắng. Bởi mỗi học sinh là một hạt mầm, tri thức là nguồn đinh dưỡng cho hạt mầm đó phát triển, nến không có tri thức thì hạt mầm sẽ mãi chỉ là hạt mầm mà không thể mơ ước được một cái gì đó lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! Vậy mà trong cuộc sống vẫn có những người không có ước mơ cho bản thân mình. Ho dễ dàng chấp nhận với một cuộc sống vô vị, nhàm chán. Họ không dám đương đầu với khó khăn và thử thách để đạt được mục đích của mình. Họ luôn trốn tránh và thỏa hiệp với cuộc sống. Điều đó khiến cho cuộc sống trở nên thật vô nghĩa.
Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
Người ta nói rằng, hạnh phúc nhất là khi chúng ta sống có niềm ước mơ, thực hiện được những gì mình mong muốn và sống mỗi ngày trọn vẹn với những niềm vui, nỗi buồn. Hãy luôn sống là chính mình, sống bằng sức mạnh của lí trí và tình cảm. Một ước mơ đủ lớn sẽ dẫn đường bạn đến với thành công của chính mình.
Xem thêm bài viết khác
- Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Nghị luận về khát vọng trong cuộc sống
- Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó bài mẫu 1
- Đề 4 bài viết tập làm văn số 5 Ngữ văn 9 tập 2 bài mẫu 1
- Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương
- Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
- Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ng
- Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
- Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
- Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về loại quả đặc trưng ở quê hương em (Quả vải, quả nhãn, quả bưởi...)
- Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Văn mẫu 9 bài viết số 2 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh