Anh/chị hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học. Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa?
Câu 1: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:
a. Anh/chị hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học. Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?
b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?
c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của tốc độ phát triển này.
Bài làm:
a. Khái niệm: Hiện đại hóa văn học Việt Nam là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới
- Các nhân tố đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới:
- Thực dân Pháp bình định xong đất nước tiến hành khai thác thuộc địa Xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc theo hướng hiện đại hóa.
- Xuất hiện nhiều đô thị mới và những tầng lớp mới.
- Nhu cầu về văn hoá, thẩm mĩ ở trong nước có sự thay đổi.
- Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là Pháp).
- Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, được phổ biến rộng rãi
- Những nghề phục vụ cho văn học như nghề báo, nghề in, xuất bản cũng có sự phát triển; đời sống văn học trở nên sôi nổi.
==> Là nhân tố tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
b. Văn học phân hóa thành hai bộ phận:
- Bộ phận văn học phát triển hợp pháp (công khai) gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn…
- Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai) là sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng. . Nó sẽ trở thành dòng chủ của văn học VN sau này
c. Nguyên nhân khiến văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
- Do thúc bách của thời đại
- Do sức sống nội tại của nề văn học dân tộc.
- Do sự thức tỉnh ý thức cá tôi cá nhân.
- Văn chương đã trở thành nghề kiếm sống.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 11 bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 205
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô -mê -ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
- Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)
- Nội dung chính bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ.
- Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê -ô và Giu -li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ địch.
- Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
- Soạn văn bài: Chí phèo
- Soạn văn bài: Luyện tập viết bản tin
- Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu
- Soạn văn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố