Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân
Câu 3: (Trang 13 - SGK Ngữ văn 11) Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân.
Bài làm:
Ví dụ 1: trong thơ hình ảnh về trăng hiện ra như những người bạn tri âm tri kỉ của người thi sĩ, trăng luôn đồng cảm với những tâm sự của con người. Nhưng trong thơ Hàn Mặc Tử, biểu tượng trăng - hồn - máu ăn sâu vào trong tâm khảm nhà thơ, là những gì kinh dị nhất nhưng cũng lộng lẫy nhất mà thơ ca có được. Trăng chẳng hạn:
Trăng tự tử
Trăng sắp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
Trăng vàng, trăng ngọc
Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ
Hay: Trăng có khi mang tính cách của một con người trần tục.Trăng là đối tượng tác giả hướng đến, làm tác giả cũng cảm thấy đau đớn khi thấy trăng chết, trăng quằn quại, úa tàn.
Ta hoảng hồn, hoảng vía, hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên
(Trăng tự tử)
==> Như vậy, các nhà thơ hiện đại đã thể hiện những quan điểm cá nhân khác nhau, những suy ngẫm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng
Ví dụ 2: Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng như giữa một loài và cá thể. Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).
Tuy nhiên, chim cánh cụt lại không biết bay nhưng có khả năng bơi rất giỏi. Nó mang những đặc điểm chung khác với loài chim đồng thời cũng mang những đặc điểm riêng.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Nội dung chính bài Vào phủ chúa Trịnh
- Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: "Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý ki
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Nội dung chính bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Soạn văn bài: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
- Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
- Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
- Soạn văn bài: Chí Phèo (tiếp theo)
- Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không?
- Anh (chị) hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu". Bài 3 trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngất ngưởng Nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngất ngưởng