Trong những câu thơ sau đây, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa...
Bài tập 2: trang 136 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Trong những câu thơ sau đây, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời nói của mỗi người.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
(Hồ Xuân Hương, Tự tình - Bài II)
- Cảnh xuân đã bẻ cho người chuyên tay
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đấy nước càng ngày càng xuân
(Hồ Chí Minh)
Bài làm:
- Từ xuân theo nghĩa thực là để chỉ một mùa trong năm. Đây là mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ. Thời tiết ấm áp hơn, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân thường được coi là mùa mở đầu của một năm.
- Các từ xuân trong các câu thơ trên vừa mang nghĩa thực nhưng cũng vừa mang nghĩa ẩn dụ
- Câu 1: Xuân ở đây ngoài để chỉ một mùa của năm còn là để chỉ tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Xuân của đất trời cứ đến rồi đi, cứ đi rồi sẽ quay lại. Nhưng tuổi trẻ của con người, đặc biệt là người phụ nữ sẽ chẳng thể nào trở lại được nữa. Sự trở lại của mùa xuân cũng đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ. Nỗi buồn tiếc, chán chường của nhân vật trức tình cũng vì thế mà được nhân lên gấp bội.
- Câu 2: Xuân ở đây để chỉ vẻ đẹp, sự tròn đầy, viên mẫn của người con gái - chỉ vẻ đẹp, sự trinh trắng của Thúy Kiều. Câu thơ là sự băn khoăn, lo lắng của Kiều khi nghĩ đến việc khi Kim Trọng trở lại hỏi thăm Thúy Kiều thì mới hay tin Kiều đã sang tay kẻ khác mà đau đớn, xót xa.
- Câu 3: Xuân trong câu thơ để chỉ mùi thơm của rượu ngon, cay nồng và hấp dẫn. Nhưng đồng thời nó cũng là từ biểu trưng cho tuổi trẻ, sức sống dào dạt của con người và tình bạn thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
- Câu 4: Có 2 từ xuân. Từ xuân thứ nhất mang nghĩa thực, để chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời với sức sống dồi dào, mãnh liệt. Còn từ xuân thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ sự phát triển, sức sống và tự do.
Xem thêm bài viết khác
- Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh (chị) nhận xét như thế nào về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời? Bài 4 trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc Nội dung và nghệ thuật bài Chạy giặc
- Soạn văn bài: Tự Tình (Hồ Xuân Hương)
- Soạn văn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả
- Lập bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11
- Phân tích bài thơ “Thương vợ” – Tú Xương
- Soạn văn bài: Chí phèo
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Soạn văn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Nội dung chính bài Vịnh khoa thi hương