Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. Bài 2 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1
Bài 2 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1
Bài 2 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1 được KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây giúp học sinh học tốt môn Văn lớp 11.
Câu 2 trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.
Bài làm:
Cách 1
Thơ có nhiều loại, tùy theo tiêu chí:
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
– Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
Khi đọc thơ cần tuân thủ những yêu cầu:
– Cần viết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật… Đồng cảm với nhà thơ dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,.. mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
– Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình,… đánh giá bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.
Cách 2
Đặc trưng của thơ
Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ.
Phân loại
Phân theo nội dung biểu hiện có:
- Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
- Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
- Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài
Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có
- Thơ lách luật
- Thơ tự do
- Thơ văn xuôi
Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca.
Yêu cầu về đọc thơ
- Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh. Có thể xem sách giáo khoa, xem sách tham khảo để có những vốn hiểu biết ban đầu này.
- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...
Chuyên mục Soạn Văn 11 Tập 1, được tổng hợp và sắp xếp theo từng bài học bám sát nội dung học SGK môn Ngữ văn lớp 11. Học sinh có thể tham khảo các bài soạn để trả lời cho các câu hỏi lẻ trong bài học, các bài văn mẫu 11 hay chọn lọc để hoàn thành yêu cầu đề bài cũng như luyện viết văn. Chúc các em học tập tốt môn Văn lớp 11 với những bài soạn văn sẵn của chúng tôi giới thiệu.