Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Hạnh phúc của một tang gia

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia được đăng tải trong bài viết nhằm học tốt môn Văn 11.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng

Bài làm:

Cách 1

Giá trị nội dung

– Thông qua việc miêu tả cảnh đám tang và khắc họa những chân dung hài hước của tang gia, tác giả đã phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa

– Qua đó, tác giả phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.

=> Thể hiện tâm huýêt của nhà văn đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

Giá trị nghệ thuật

– Tạo những mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay ở nhan đề:tang gia mà lại hạnh phúc.

– Tác giả chú trọng chọn lựa chi tiết, hình ảnh, miêu tả tỉ mỉ, cụ thể.

– Người kể chuyện có một giọng điệu rất lạnh lùng, khách quan, đan xen những câu bình luận dí dỏm mỉa mai trào phúng, nhưng chua chát.

– Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu

– Cách đặt tên gọi nhân vật,đồ vật hài hước

– Kết hợp tả toàn cảnh và cận cảnh.

Cách 2

Giá trị nội dung

  • Tác phẩm đã mở ra khung cảnh đám ma hoành tráng, to tát sau cái chết của cụ Tổ Cố Hồng và khắc họa thành công, đầy ám ảnh những bức chân dung của lũ con cháu trong gia đình: Ông bà Văn Minh, cụ Cố Hồng, cô Tuyết, cậu Tú Tân cũng như chân dung của những người ngoài tang quyến mà mỗi người lại hiện lên với dáng vẻ và theo đuổi những suy nghĩ khác nhau.
  • Qua đoạn trích, người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là bộ mặt của lũ con cháu giả dối, khốn nạn, mất nhân tính khi chúng mong mỏi cái chết của cụ Tổ cố Hồng để thành toàn cho nguyện ước của mình: khối tài sản kếch sù, để được người ta chỉ trỏ, bàn tán; được lăng xê những bộ cánh mốt mới cho gia đình có tang, để chứng minh mình vẫn còn một nửa chữ "trinh". Đó còn là bộ mặt của những kẻ ngoài tang quyến với những con người không mảy may thương xót cho người vừa nằm xuống mà chỉ đến để tìm kiếm cơ hộ đặt chân vào giới thượng lưu, đề khoe râu, khoe huân chương,...

Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật trào phúng sắc bén, sâu cay:

  • Tình huống trào phúng vô cùng độc đáo: Cái chết của cụ Tố cố Hồng lại là niềm hạnh phúc cho lũ con cháu. Đây chính là phông nền cho lũ con cháu bộc lộ suy nghĩ và bản chất đồi bại, khốn nạn của mình
  • Nhân vật trào phúng: Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một hệ thống các nhân vật trào phúng cả bên trong tang quyến lẫn bên ngoài tang quyến. Mỗi người một mục đích, một suy nghĩ khi đến đám tang nhưng đều là những suy nghĩ ích kỉ, đê hèn cho lợi ích cá nhân chứ không hề mảy may thương xót cho người vừa nằm xuống kia
  • Cảnh tượng trào phúng: Cảnh hạ huyệt ở cuối tác phẩm đã hoàn tất bức tranh của xã hội thương lưu giả dối, thối nát.

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo chuyên mục Soạn Văn 11 Tập 1, được tổng hợp và sắp xếp theo từng bài học bám sát nội dung học SGK môn Ngữ văn lớp 11. Học sinh có thể tham khảo các bài soạn để trả lời cho các câu hỏi lẻ trong bài học, các bài văn mẫu 11 hay chọn lọc để hoàn thành yêu cầu đề bài cũng như luyện viết văn. Chúc các em học tập tốt môn Văn lớp 11 với những bài soạn văn sẵn của chúng tôi giới thiệu.