Nội dung chính bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Bài ca phong cảnh Hương Sơn"?

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Chu Mạnh Trinh (1682 – 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Từ bé đã nổi tiếng thông minh, có tài văn chương. Sau khi đỗ Tam giáp tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, Chu Mạnh Trinh được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Làm Tri phủ được ít lâu thì cha mất, Chu Mạnh Trinh xin cáo quan về cư tang. Lúc trở lại làm quan được thăng chức Án sát tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Ông mất năm 1905, khi mới 43 tuổi.
  • Tác phẩm: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn.

2. Phân tích văn bản

a. Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn.

  • Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định.
  • Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương.
    • Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo.
    • Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam.
  • Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn:
    • Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ.
    • Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu.
    • Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên.
    • Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm.
    • Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả.

b. Nỗi lòng của du khách.

  • Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật.
  • Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Phân tích chi tiết văn bản

a. Giới thiệu Hương Sơn

  • Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp khiến ai cũng phải choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình. Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người.

b. Những chi tiết về cảnh Hương Sơn

  • Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn hiện lên nhờ nghệ thuật đảo ngữ và các từ láy như "thỏ thẻ rừng mai", "lững lơ khe Yến". Cùng với đó, biện pháp nhân hóa được sử dụng với hình ảnh "chim cùng trái", "cá nghe kinh" và lấy động tả tĩnh ở tiếng chày kình. Không gian ấy lắng đọng, thanh tĩnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiêng liêng của đạo Phật.
  • Con người: như cởi bỏ được phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở nên trong sáng, thanh khiết và thánh thiện.
  • Vẻ đẹp quần thể Hương Sơn tiếp tục được hiện lên một cách phong phú, đa dạng nhờ biện pháp liệt kê và điệp từ "này". Cảnh ở Hương Sơn vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp từ láy tượng hình như "long lanh", "thăm thẳm", "gập ghềnh" đã góp phần hoàn thiện bức tranh Hương Sơn thêm đẹp hơn.

c. Suy niệm của tác giả

  • Sử dụng câu hỏi tu từ: giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.
  • Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật “lần tràng hạt”, “Nam vô Phật”, “từ bi”, “công đức”.
  • Kết cấu mở “càng...càng”: dường như tình – cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.
  • Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật Tử.

2. Tổng kết:

  • Nội dung: Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
  • Nghệ thuật: Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
  • Ý nghĩa: Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả

Back to top

  • 16 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 11 tập 1