Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
Câu 2: Trang 142 sgk ngữ văn 11 tập 1
Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?
Bài làm:
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tác sáng tác của nó.
Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Trong “giăng sáng “(1942), ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”; đồng thời yêu cầu nghệ thuật phải găn bó với đời sống nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng.
Trong truyện ngắn “đời thừa” (1943), Nam Cao không tán thành loại sáng tác “chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội” và khẳng định: “một tác phẩm phải thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình,..Nó làm cho người gần người hơn”. Như vây, trong quan niệm của Nam Cao tư tưởng nhân đạo là yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm hay, một tác phẩm có giá trị. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, phải có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình.
Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sắn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích của dân tộc là trên hết. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Vịnh khoa thi hương
- Nội dung chính bài Câu cá mùa thu
- Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu
- Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?
- Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,...) Bài 3 trang 131 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Đọc Tiểu dẫn, nắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tế này
- Học giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: Không học được ông tiên phép ngủ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! – Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số, tỉnh bao ng
- Vì sao có thể gọi văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XXn( từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời?
- Phân tích bài thơ “Thương vợ” – Tú Xương
- Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi lên cho ta cảm giác gì về mùa thu và tình thu?
- Soạn văn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?