Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả
Câu 1: (Trang 49 - SGK Ngữ văn 11) Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.
Bài làm:
Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:
- Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược đất nước và nhân dân ta đang trong thời kì yên bình. Tác giả đã miêu tả chân thực sâu sắc, cảnh đất nước khi bị thực dân pháp đến nổ súng xâm lược:
- Hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.
- " Một bàn cờ thế phút sa tay": nói lên tình cảnh của đất nước ta hiện giờ: rất khó khăn, nguy hiểm, chỉ cần đi sai một bước hậu quả khôn lường
- Nhân dân ta hoảng loạn, tan tác, nơi ở xác xơ tan hoang : "lũ trẻ lơ xơ chạy", "bầy chim dáo dác bay"…
- Sự bị động của nhân dân, của triều đình phong kiến trước sự xâm lược của kẻ thù đã dẫn đến hậu quả là mất nước. Đồng nghĩa với việc mất mát về người, về của là những vết thương không dễ gì lành lại được.
- Tác giả đã thể hiện được tấm lòng của mình qua bài thơ này trước những đau thương do chiến tranh gây ra tác giả đã đồng cảm, và xót thương, qua đó cũng thể hiện được tấm lòng yêu nước thương dân của ông, những hình ảnh đau thương được hiện lên trong trang thơ của ông nó đạm chất hiện thực để tố cáo tội ác tày trời.
Nghệ thuật tả thực: Tác giả đã sử dụng ngòi bút tả thực để vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội khi giặc Pháp xâm lược, thể hiện tình cảnh tan tác, bi thương của nhân dân khi ấy. Những từ láy “lơ xơ”, “dáo dác” làm nổi bật lên trước mắt người đọc dáng vẻ xơ xác, tan tác của lũ trẻ và bầy chim nhưng cũng khắc họa được tâm trạng hoang mang và ngơ ngác của chúng. Kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả nhằm nhấn mạnh nỗi khốn khổ của người dân trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, làm tăng sức mạnh tố cáo của câu gợi và gợi nỗi xót xa thương cảm.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác)
- Công việc ở nhà
- Cũng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sự sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
- Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi: Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không? Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung
- Nội dung chính bài Vào phủ chúa Trịnh
- Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
- Nội dung chính bài Bài ca ngất ngưởng
- Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích? Bài 1 trang 128 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí (tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn) thể hiện trong bản tin sau:
- Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu. Anh/chị hãy chỉ ra những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo của tính quy phạm ở bài Câu cá mùa thu
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc Nội dung và nghệ thuật bài Chạy giặc
- Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả