Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ.

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Phân tích đoạn trích “Chí phèo” của Nam Cao để thấy được hình tượng Chí phèo điển hình cho người nông dân trong xã hội cũ.

Bài làm:

"Chí Phèo" của Nam Cao là kiệt tác của văn học hiện thực phản ảnh đậm nét xã hội phong kiến đầy rẫy những tội ác và bất công, đồng thời khắc họa thành công hình ảnh người nông dân bị bần cùng hóa. Đọc những trang viết của Nam Cao, người đọc có thể mường tượng ra được bức tranh xã hội phong kiến nhiều ám ảnh. Và hình ảnh Chí phèo cũng là điển hình cho số phận người nông dân trong xã hội cũ.

Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo bắt đầu bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ và cũng kết thúc bằng hình ảnh chiếc lò gạch cũ xa nhà cửa và vắng người lại qua. Nam Cao lấy hình ảnh này như một điển hình của người nông dân trong xã hội cũ.

Cuộc đời chí phèo là cuộc đời của người nông dân bị tha hoá bởi cái khắc nghiệt trong xã hội cũ, cuộc sống xô đẩy chèn ép đẩy một con người từ anh canh điền hiền lành thành thằng vô công dồi nghề, chỉ biết rạch mặt ăn vạ. Số phận của chí phèo cũng là số phận của đại đa số người nông dân trong xã hội cũ, bị áp bức đến quên mất mục đích sống như Hộ của “Đời thừa”, tức nước đến vỡ bờ như chị Dậu của “Tắt đèn”…Cuộc đời hắn trải qua nhiều biến cố, ban đầu hắn bị mẹ bỏ rơi ở lò gạch cũ được anh đi thả ống lươn nhặt về rồi người làng truyền nhau nuôi, lớn lên hắn đi ở cho bá kiến bị bà ba để ý, rồi bá kiến ghen tống hắn vào tù đến 7,8 năm. Khi trở về hắn đã trở thành một con người khác “đầu cạo trắng hớn” nhìn như thằng săng đá, hắn ngồi ăn thịt chó với uống rượu từ trưa đến chiều rồi cầm vỏ chai đến thẳng nhà bá kiến, đập cửa và chửi bới.

Hình ảnh đầu tiên xuất hiện là tiếng chửi của hắn, hắn cứ rượu xong là hắn chửi, hắn chửi trời rồi chửi đời, rồi chửi cả làng vũ đại không ai lên tiếng hắn lại chửi đến đứa chết mẹ nào không chửi nhau với hắn. Cuối cùng thì hắn chửi đứa nào đẻ ra hắn, người ta chỉ nghĩ hắn là một thằng bỏ đi và không ai muốn đụng đến và đó là lý do không ai lên tiếng. Nhưng có lẽ chỉ có chửi mới là cách nó giao tiếp với mọi người, còn có người nghe tiếng của hắn, như vậy hắn mới có cơ hội để được cất tiếng nói của hắn. Vì chẳng còn con đường nào khác hắn chỉ biết sống với nghề rạch mặt ăn vạ, đâm chém, ngày đêm đều say trong hơi rượu. Hắn đã sống một cuộc đời không phải của hắn, một cuộc đời mà chính hắn cũng chưa từng mơ đến, ai cũng khinh thường hắn, sợ hắn, không coi hắn như một con người mà coi hắn như một con quỷ. Rồi sự kiện gặp thị Nở như cho hắn một con đường để hoàn lương, lần đầu tiên hắn nhận ra vẻ đẹp bình yên của cuộc sống, lần đầu tiên hắn sống lại được bao nhiêu ước mơ ngày xưa, ngày nó còn là anh canh điền hiền lành chỉ mong có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải; cũng là lần đầu tiên hắn sợ hơi rượu. Rồi cố gắng uống cho thật ít rượu, hắn như được sống thực sự bởi vì lần đầu tiên trong suốt cuộc đời nó được yêu thương săn sóc. Nhưng cuộc đời không bao giờ như mong đợi, chẳng ai cho nó một con đường để hoàn lương, bà dì không cho hắn lấy thị nở. Niềm hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời tăm tối cũng bỏ nó mà đi Cuộc đời của hắn không bao giờ để hắn được chọn lựa, xã hội cũ đó đã tước đi mọi quyền của hắn để hắn rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan. Hắn muốn cuộc sống yên bình, ai cho. Rồi khi hắn muốn được hoàn lương, sống một cuộc đời bình dị cũng chẳng ai cho. Đến cuối cùng hắn đành phải chọn cái chết để giải thoát cho mình. Hắn cầm dao đi thẳng đến nhà bá Kiến để đòi lương thiện, có lẽ hắn nhận ra nguyên nhân khiến cuộc đời hắn trở nên bê tha như vậy, hắn xách dao đến và la hét “ai cho tao lương thiện” rồi hắn giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Ít nhất hắn cũng biết được nguyên nhân phá hoại cuộc đời của hắn. Nhưng tác giả đã không dừng lại ở cái chết của hắn, cảnh cuối cùng của tác phẩm là hình ảnh thị Nở khẽ nhìn xuống bụng và hình ảnh chiếc lò gạch cũ lại hiện lên như một vòng luẩn quẩn, hình ảnh một Chí phèo trong tương lai, một cuộc đời hẩm hiu lại tiếp tục tiếp diễn không biết đến bao giờ mới kết thúc.

Hình ảnh về cuộc đời nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh chung của số phận người dân trong xã hội, những mảnh đời bị chèn ép, không có quyền lựa chọn lối sống cho mình. Từ hình ảnh chí Phèo người ta như thấy rõ số phận con người trong xã hội cũ, một cuộc đời tăm tối không lối thoát.

  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021