Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung
Sau khi đánh đuổi quân Thanh xâm lược, trong những năm 1789 – 1792, vua Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách về kinh tế và văn hóa. Vậy đó là những chính sách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Những chính sách về kinh tế
- Về nông nghiệp: Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
=>Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
- Về thương nghiệp:
- Đúc đồng tiền mới
- Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự do trao đổi hàng hóa.
- Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
=>Hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
CH: “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?
Trả lời:
- Chiếu khuyến nông lệnh người dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
- Tác dụng: Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
CH: Việc vua Quang Trung mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở của biển nước ta có lợi gì?
Trả lời:
- Việc vua Quang Trung mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở của biển nước ta đã thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thương nghiệp phát triển. Giúp cho hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
2. Những chính sách về văn hóa – giáo dục
- Về văn hóa:
- Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
- Coi chữ Nôm là ngôn ngữ chính thức của quốc gia.
- Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước.
=>Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
- Về giáo dục: Ban bố “Chiếu lập học”.
CH: Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
Trả lời:
- Chữ Nôm là chữ của dân tộc đã được sáng tạo từ lâu, được các thời vua Lý, vua Trần sử dụng.
- Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói của dân tộc. Việc đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta cũng chính là đề cao tinh thần dân tộc.
CH: Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
Trả lời:
- Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” là vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành đạt để giúp nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 64 – sgk lịch sử 4
Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế văn hóa, giáo dục của vua Quang Trung?
Câu 2: Trang 64 – sgk lịch sử 4
Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hóa?
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta?
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Em hãy mô tả ngôi chùa mà em biết?
- Dựa vào nội dung của bài, em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế?
- Bài 18: Trường học thời Hậu Lê sgk Lịch sử 4 Trang 49
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân sgk Lịch sử 4 Trang 25
- Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi Nhà Trần đã dùng kế gì đánh giặc?
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
- Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long sgk Lịch sử 4 Trang 30
- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
- Nhà Trần đã có những việc gì để củng cố , xây dựng đất nước?