Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó
10 lượt xem
Câu 4 (Trang 36 –SGK) Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
Bài làm:
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:
- Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.
- Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
- Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm
- Soạn văn bài: Bạn đến chơi nhà
- Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
- Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê và tìm các từ láy
- Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?
- Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điếm (của từng địa danh) như vậy để hỏi đáp?
- Nội dung chính bài Mùa xuân của tôi
- Suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
- Soạn văn bài: Điệp ngữ
- Hãy suy nghĩ và thảo luận về các điểm sau: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Từ việc đọc hiểu hai câu thơ cuối, băng trí tưởng tượng, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 6 dòng đế tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống