Bài văn: Anh (Chị) hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh bài mẫu 1
Đề bài: Anh (Chị) hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ... Bài mẫu 1
Đề bài: Anh (Chị) hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, Trang 155)
Đoạn thơ trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của tuổi trẻ.
Bài làm:
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là bà chúa tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh mang một hơi thở mới thoát ra khỏi những gông cùm tiền lệ, phá kén thành một trong những đặc sắc tiêu biểu của thơ ca Việt Nam. Chẳng vì thế mà thi phẩm Sóng của bà đã được bao nhiêu lớp độc giả đón nhận nồng nhiệt. Trong đó có một đoạn thơ diễn tả về tình yêu mà chắc ai cũng phải đọc phải nhớ:
“…Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ…”
Có lẽ tình yêu và biển cả vẫn luôn là chủ đề muôn thưở của tình yêu. Nữ thi sĩ đã từng có những câu thơ đầy nỗi niềm trong bài “thuyền và biển”. Thế nhưng lần này không còn đi theo đường mòn nữa bà đã tạo nên một sự bứt phá mới. Tình yêu của bà đã được ẩn dụ thành những lớp sóng ngoài kia.
Sóng và em tuy hai mà một, em và sóng tuy một mà hai. Cái hay của thơ Xuân Quỳnh đó là bà đã lồng ghép vô cùng tài tình hình tượng sóng và em. Cái tôi trữ tình của tác giả khi thì được bộc lộ gián tiếp nhưng lúc cuộn trào sôi nổi lại bộc bạch một cách trực tiếp.
“Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ” ngay từ những câu từ mở đầu tác giả đã sử dụng những từ láy gợi hình có tác dụng vô cùng mạnh đến ý thơ. “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” đó vốn là những từ diễn tả sự chuyển động của sóng, khi thì dịu êm lúc lại dữ dội, khi thì ồn ào có lúc lại lặng lẽ…Những tính từ chỉ cấp độ cứ thay đổi liên tục cũng giống như tình yêu của người con gái. Lúc mãnh liệt khi lại lặng lẽ. Tác giả ẩn dụ hình ảnh em lồng trong hình ảnh sóng như một sự thẹn thùng để diễn tả các cung bậc cảm xúc tình yêu của mình. Để rồi khi nó đã “dữ dội”, “mãnh liệt” quá rồi dường như hình tượng sóng không còn đủ sức mạnh để gợi tả chủ thể lại quay về vốn dĩ là “em”.
Nói thơ tình của Xuân Quỳnh có cái mới vượt khỏi lề thói quả là không sai. Khi mà bà viết : “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Tình yêu của người con gái ngày xưa không bao giờ được theo ý mình mà chịu sự sắp đặt của cha mẹ theo hình thức “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Thế nhưng với thi sĩ tình yêu không phải là vậy tình yêu của người con gái là sự tự do chọn lựa và quyết định số phận của chính mình. Bà không nói một cách trực tiếp nhưng lại thể hiện qua từng câu chữ hình ảnh. Con sóng đã thoát mình ra khỏi sự trật trội, tù túng của sông để vươn mình ra ngoài biển lớn kiếm tìm một bến đỗ yên bình cho riêng mình.
Đây có thể nói là một tứ thơ vô cùng táo bạo, và chỉ có thể tìm thấy ở thơ Xuân Quỳnh. Thế nhưng dù có “xuôi về phương bắc” hay “ngược về phương nam” thì em vẫn là em đó là triết lí không bao giờ thay đổi.
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
Thi sĩ khẳng định dù có vật đổi sao rời, dù có bão tố đầy trời hay vật đổi sao rời thì “con sóng” vẫn vậy. Nó cũng giống như em bé nhỏ đứng giữa cuộc đời này nhưng tình yêu bản chất vẫn không thay đổi. Đó là nỗi “khát vọng tình yêu” khát vọng hạnh phúc vẫn còn thổn thức trong trái tim hồng.
Tình yêu của em vốn chẳng có lí lẽ cũng chẳng tuân theo bất cứ một quy luật nào nhưng muôn đời nó vẫn không thay đổi. Sự khát yêu, khát hạnh phúc, vẫn mãnh liệt như ban đầu. Đây chính là một cách Xuân Quỳnh thể hiện tuyên ngôn tình yêu của mình. Tình yêu của người con gái vốn rất nhỏ bé nhưng chứa đựng những ham muốn lớn lao, khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng mãnh liệt.
Có thể nói chỉ bằng mấy câu thơ, mấy hình ảnh thôi Xuân Quỳnh đã gợi nên cho chúng ta bao nhiêu điều thú vị. Tình yêu vốn là quy luật muôn thưở của cuộc sống, chỉ có tình yêu mới cho con người ta đến nhiều cung bậc cảm xúc đến thế: Vui buồn, hạnh phúc, hay đau đớn đến xé ruột gan… Thế nhưng khát vọng của người con gái luôn rất bình dị đó là tìm được một bến bờ đích thực
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vợ nhặt
- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
- Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Phân tích tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
- Phân tích Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt để thấy được số phận và vẻ đẹp của người lao động
- Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
- Văn mẫu 12 bài viết số 2 đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
- Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất
- 26 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào