[Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Giải SBT ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Đồng Tháp Mười mùa nước nổi sách "Cánh diều". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Vì sao gọi bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của Văn Công Hùng là bài viết theo thể du kí?
Trả lời:
- Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu cảu bản thân tới một vùng đất khác. Tác phẩm này đã do tác giả ghi lại khi bản thân đi thăm thú ở Đồng Tháp Mười, tận hường thời gian vui vẻ ở nơi đây.
Câu 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tình cảm của tác giả khi viết về Đồng Tháp Mười được thể hiện như thế nào? Hãy chỉ ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm ấy.
Trả lời:
- Tình cảm của tác gải đối với Đồng Tháp Mười được thể hiện ngay khi ông quyết định viết du kí về nó, trong đó miêu tả rất nhiều đến cảnh đẹp và những món "quốc hồn quốc túy" nơi đây, đi thăm thú vào cả những nơi khuất nẻo, "xa lắc xa lơ nào đấy". Được bộc lộ vô cùng rõ nét trong toàn bài văn và đặc biệt những câu: "Trong khi chúng tôi chỉ có một nagyf cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều...", "bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai mốn quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy. Lúc này, ăn không còn là ăn vật chất thông thường, ăn lấy no, mà là ăn hương ăn hoa, là thưởng thức thời trân của đất trời, dẫu chỉ là món thời trân vô cùng dân dã, gắn với miên man sông nước, với cái giản dị, tiện lợi của sản vật và con người vùng đất phương Nam."
Câu 3: (câu hỏi 3, SGK) Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?
Trả lời:
- Từ văn bản trên em thấy khi viết thể du kí cần chú ý miêu tả thiên nhiên cảnh quang, các món ăn do đặc điểm địa lý và thổ nhưỡng mang lại và đặc biệt là những con người của vùng đất đó.
Câu 4: Văn bản Đông Tháp Mười mùa nước nổi cung cấp cho em những hiểu biết gì về Đồng Tháp Mười?
Trả lời:
- Văn bản cung cấp cho em rất nhiều kiến thức mới lạ về một vùng đất mới: rằng sen ở đó rất đẹp, chúng ta thường nghe đến lũ như một thứ đáng sợ mà ở đó lũ lại là nguồn sống của cư dân nơi đó. Cá linh và bông điên điển là hai món ăn dân dã mà thân thương, giải mã các cụm từ mà trước đây chưa hiểu như Tràm chim, nguồn gốc của tên Đồng Tháp Mười,...
Câu 5: Hãy chỉ ra một số từ mượn có trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi.
Trả lời:
- Một số từ mượn: văn hóa đồng bằng, tồn tại, trân trọng, quốc hồn quốc túy, giản dị, khẳng định, di tích quốc gia, cách mạng, đại bản doanh, căn cứ địa, vọng cổ, hiện đại.
Câu 6: Tìm một bài du kí viết về phong cảnh quê hương, đất nước và chỉ ra các đặc điểm của thể du kí trong bài viết đó.
Trả lời:
Tác phẩm : Lê la quán xá quê nhà (trích)
NHỮNG HƯƠNG VỊ XƯA CŨ, XIN GỬI LẠI CHO AI...
Xin mượn ngữ điệu và ý tứ cảu một vâu hát để nói về nỗi tương tư kỷ niệm, mà tôi nghĩ là chủ đề của cuốn tạp văn này, dù rằng tự đề đó tưởng chỉ là chuyện lê la quán xá...
Lê la quán xá quê nhà để tìm hương xưa vị cũ, để gửi lại cho ai đó trong quá khứ, hiện tại hay tương lai những nỗi niềm quay quắt nhớ, để kiểm đếm xem những gì làm nên máu thịt, tâm hồn mình nay còn lại gì và điều gì đang dần dần mất đi, dần phai nhạt.
Không phải vô cớ mà bài tạp bút đầu tiên được Nguyễn Hữu Tài xếp đặt trong cuốn sách viết về hương vị quê hương này lại là cái hồi bao cấp. Tất cả những món quê mà Tài mê đắm viết về nó đều mang xuất xứ từ cái không gian, thời gian khó quên này, cái thời ám mùi khói củi, chiếc xe lam chở khách tanh rình mùi cá, thời mà những đứa trẻ đầu đầy chí; chiếc ti vi như một chứng nhân của văn hóa văn minh; thời các mẹ các dì, láng giềng hàng xóm nương níu nhau mà bán mà buôn... chỉ có mảnh hôn rực rỡ của cậu bé miền Trung ốm nhom mê mẩn những tuồng cải lương có lẽ là sắc màu tươi thắm nhất!
người ta công nhận rằng, mùi vị món ăn, món ăn, thức uống quê hương luôn là chất liệu vô giá cho những người con xa quê để họ níu bám nỗi nhớ thương về đất mẹ. Khi Chồm hổm giữa chợ quê (NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2013) ra mắt, bạn đọc biết đến con sông Dinh, cái chợ Dinh nhỏ xíu mà đậm mùi xứ sở, rằng rịt tình thân của một Nguyễn Hữu Tài xa quê hương đến nửa vòng trái đất từ năm mười tám tuổi, tìm về ký ức qua các món ăn dân dã, gắn bó ruột ra từ thuở ấu thơ. Đến lê la quán xã quê nhà của 2019 này, hương vị ấy khong chỉ mang chứa nõi nhớ thương hay niềm hạnh phúc trải nghiệm trải nghiệm riêng mình chàng trai ấy sau sáu năm về lại quê nhà đến hai mươi lần, mà còn như thả bùa, chuốc cơn thèm đến người quê xứ khác.
Là người gốc Bắc, sống ở Sài Gòn gần ba mươi năm, lạ là cuốn sách lại khiến tôi bị mê hoặc bởi mảnh đất Ninh Hòa bé tí ở miền Trung, nơi tối chưa từng đến. Một miền quê nhỏ, rất nhỏ như Ninh Hòa thì cso gì, có gì mà viết hết Chồm hổm giữa chợ quê đến lê la quán xá quê nhà cũng chưa hết chuyện và người đọc thì cứ vừa ngạc nhiên thú vị, vừa cả khóc cười theo...
Xem thêm bài viết khác
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Chiến dịch Điện Biên Phủ
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Đọc hiểu – Hồ Chí Minh và tuyên ngôn độc lập
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Đọc hiểu Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 2: Thơ - Đọc hiểu Ca dao Việt Nam
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 4: Bài tập viết
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 5: Bài tập tiếng Việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 1: Truyện- Bài tập tiếng việt
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 3: Kí – Đọc hiểu Thời thơ ấu của Hon - đa
- [Cánh diều] Giải SBT Ngữ văn 6 Bài mở đầu