Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 12 bài 3: Điều hòa hoạt động gen (P2)

28 lượt xem

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Điều hòa hoạt động gen (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình sinh học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 21: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?

  • A. Menđen và Morgan.
  • B. Jacôp và Mônô.
  • C. Lamac và Đacuyn.
  • D. Hacđi và Vanbec.

Câu 22: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng

  • A. khởi động.
  • B. vận hành.
  • C. điều hoà.
  • D. kết thúc.

Câu 23: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là

  • A. vùng vận hành.
  • B. vùng khởi động.
  • C. vùng mã hóa.
  • D. vùng điều hòa.

Câu 24: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:

  • A. Tổng hợp protein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã
  • B. Tổng hợp enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã
  • C. Tổng hợp protein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
  • D. Tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ

Câu 25: Ở vi khuẩn E. coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
  • B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
  • C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
  • D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.

Câu 26: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với

  • A. vùng khởi động.
  • B. enzim phiên mã
  • C. prôtêin ức chế.
  • D. vùng vận hành.

Câu 27: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:

  • A. vi khuẩn lactic.
  • B. vi khuẩn E. coli.
  • C. vi khuẩn Rhizobium.
  • D. vi khuẩn lam.

Câu 28: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là:

  • A. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
  • B. nơi gắn vào của protein ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
  • C. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng vận hành.
  • D. mang thông tin cho việc tổng hợp một protein ức chế tác động lên vùng khởi động.

Câu 29: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?

  • A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
  • B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
  • C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
  • D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu 30: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

  • A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
  • B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
  • C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
  • D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 31: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là

  • A. vùng vận hành.
  • B. vùng mã hóa.
  • C. gen điều hòa.
  • D. gen cấu trúc.

Câu 32: Vai trò của lactozo trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là

  • A. liên kết đặc hiệu với protein điều hòa, khiến nó mất khả năng bám vào trình tự vận hành, tạo điều kiện cho ARN polimeraza hoạt động.
  • B. gắn vào trình tự vận hành operator để khởi đầu quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
  • C. hoạt hóa trình tự khởi động promoter để thực hiện quá trình phiên mã ở gen điều hòa.
  • D. ức chế gen điều hòa và cản trở quá trình phiên mã của gen này để tạo ra protein điều hòa.

Câu 33: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là:

  • A. vùng khởi động.
  • B. gen điều hòa.
  • C. vùng vận hành.
  • D. vùng mã hoá.

Câu 34: Trình tự nucleotit đặc biệt của một operon nơi enzim ARN polimeraza bám vào khởi động quá trình phiên mã các gen cấu trúc được gọi là:

  • A. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • C. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã
  • D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phan ứng phân giải đường lactozo.

Câu 35: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

  • A. vùng khởi động.
  • B. vùng kết thúc.
  • C. vùng mã hoá
  • D. vùng vận hành.

Câu 36: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

  • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
  • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
  • C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
  • D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 37: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:

  • A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
  • B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
  • C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
  • D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A

Câu 38: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:

  • A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
  • C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
  • D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.

Câu 39: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:

  • A. O (operator).
  • B. P (promoter).
  • C. Z, Y, Z.
  • D. R.

Câu 40: Xét một operon Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactozo nhưng enzim chuyển hóa lactozo vẫn được tạo ra. Một học sinh đã đưa ra một số giải thích cho hiện tượng trên như sau:

(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.

(2) Do gen điều hòa (R) bị đột biến nên không tạo được protein ức chế.

(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế.

(4) Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị độ biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen.

Những giải thích đúng là:

  • A. (2) và (4)
  • B. (1), (2) và (3)
  • C. (2) và (3)
  • D. (2), (3) và (4)
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 3 sinh 12: Điều hòa hoạt động của gen


Trắc nghiệm sinh học 12 bài 3: Điều hòa hoạt động của gen Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh 12 bài 3: Điều hòa hoạt động gen (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội