Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học năm 2017 số 14

  • 1 Đánh giá

Đề thi gồm 40 câu dưới dạng trắc nghiệm (có đáp án) giúp các bạn đánh giá năng lực môn Sinh học và rèn kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia.

Đề thi thử THPT quốc gia môn Sinh học số 14

thời gian làm bài: 50 phút

(không để thời gian phát đề)

Câu 1: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau.

Phép lai P: ab/AB Dd xab/AB Dd thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng là 4%. Cho các nhận định sau về kết quả của F1:
(1) Có 27 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm 30%.
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội, hai tính trạng lặn chiếm 16,5%.
(4) Kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.
(5) Trong số các kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm 8/33.
Trong các nhận định trên, có mấy nhận định đúng?

A. 2
B. 5
C. 3
D. 4

Câu 2: Cho các phát biểu về sự di truyền một số bệnh ở người:
(1) Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit.
(2) Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.
(3) Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được.
(4) Ở người đã phát hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.
(5) Các bệnh Đao, mù màu, phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2
B. 1
C. 3
D. 4

Câu 33: Cho phép lai (P): ♀AabbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 8% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường. Các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là:

A. 112
B. 204
C. 114
D. 108

Câu 4:Cho các phát biểu sau:
(1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Cơ quan thoái hóa là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.
(3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
(4) Cá thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(5) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 1
B. 3
C. 4
D. 2

Câu 5: Cho biết mỗi gen có hai alen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Cho các phép lai sau đây:

(1) AaBb x AaBb
(2) AaBb x aabb
(3) AaBb x AaBB
(4) AaBb x Aabb
(5) aaBb x aaBb
(6) aaBb x AaBb
(7) AaBb x AAbb
(8) AaBb x AABb
Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 2:2:1:1:1:1?

A. 3
B. 4
C. 2
D. 5

Câu 6:Cho các cặp cơ quan sau:

(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. (2) Cánh dơi và chi trước của ngựa
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa. (4) Cánh bướm và cánh chim.
(5) Chân chuột chũi và chân dế dũi.
Cơ quan tương đồng là:

A. (2), (3), (5)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (5)
D. (1), (2), (3)

Câu 7: Xét cá thể có kiểu gen: aB/Ab Dd. Khi giảm phân hình thành giao tử có 48% số tế bào xảy ra hoán vị giữa B và b. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử mang ba alen trội do cơ thể trên tạo ra là:

A. 3%
B. 24%
C. 12%
D. 6%

Câu 8: Đồ thị dưới đây biểu diễn biến động số lượng thỏ và mèo rừng ở Canađa, nhận định nào không đúng về mối quan hệ giữa hai quần thể này?

A. Quần thể thỏ thường có kích thước lớn hơn quần thể mèo rừng.
B. Sự biến động số lượng của mèo rừng phụ thuộc vào số lượng của thỏ.
C. Khi thức ăn của thỏ bị nhiễm độc thì mèo rừng không bị nhiễm độc bằng thỏ.
D. Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canađa biến động theo chu kì 9 – 10 năm.

Câu 9: Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau.
B. ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong nhiễm sắc thể.
C. ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
D. ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.

Câu 10: Cho cây thân cao dị hợp về hai cặp gen lai phân tích, đời con thu được 75% cây thân thấp : 25% cây thân cao. Nếu cho giao phấn giữa các cây thân cao bất kì với cây thân thấp có kiểu gen đồng hợp lặn của quần thể này thì tỉ lệ các kiểu hình có thể thu được ở đời con là:

(1) 1 Thân cao : 1 thân thấp
(2) 5 thân cao : 3 thân thấp
(3) 5 thân thấp : 3 thân cao
(4) 3 thân thấp : 1 thân cao
(5) 3 thân cao : 1 thân thấp
(6) 3 trắng : 1 đỏ
(7) 100% thân cao

A. (1), (3), (4), (6)
B. (1), (4), (7)
C. (1), (5), (7)
D. (1), (4), (5), (7)

Câu 11:Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tối đa các nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

A. 5
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Bảng dưới đây cho biết một số ví dụ về ứng dụng của di truyền học trong chọn giống:

Cột A

Cột B

1.

Sinh vật chuyển gen

a.

Giống lúa lùn có năng suất cao được tạo ra từ giống lúa Peta của Indonexia và giống lúa của Đài Loan.

2.

Công nghệ tế bào thực vật

b.

Trong sinh đôi cùng trứng: hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên được tách ra thành nhiều phôi riêng biệt và phát triển thành các cá thể giống nhau.

3.

Phương pháp gây đột biến

c.

Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra từ giống dâu tằm lưỡng bội.

4.

Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

d.

Nuôi cấy hạt phấn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội, sau đó xử lý hóa chất tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.

5.

Nhân bản vô tính trong tự nhiên

e.

Cừu sản sinh protein trong sữa

Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?

A. 1-b, 2-c, 3-a, 4-e, 5-d
B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d, 5-e
C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-a, 5-b
D. 1-e, 2-c, 3-a, 4-d, 5-b

Câu 13: Cho lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb) phân ly độc lập thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra, các cá thể sinh ra đều có khả năng sống sót và sinh sản bình thường. Số loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu trường hợp trong các kết quả dưới đây?

a) 1 loại kiểu hình

b) 3 loại kiểu hình

c) 4 loại kiểu hình

d) 5 loại kiểu hình

e) 6 loại kiểu hình

f) 2 loại kiểu hình

g) 8 loại kiểu hình

h) 7 loại kiểu hình

i) 9 loại kiểu hình


A. 6
B. 7
C. 5
D. 4

Câu 14: Một quần thể thực vật, xét ba gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường: gen thứ nhất và gen thứ 2 có 2 alen, gen thứ ba có 3 alen. Quá trình giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo ra trong quần thể tối đa số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp là

A. 6
B. 15
C. 21
D. 12

Câu 15: Cho một quần thể thực vật (Io) có cấu trúc di truyền: 0,2 AB/AB + 0,1 Ab/aB + 0,3 AB/aB + 0,4ab/ab = 1. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3), biết rằng các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Tần số alen A và b của quần thể (I3) lần lượt là:

A. PA= 0,55; Pb= 0,55
B. PA= 0,55; Pb= 0,45
C. PA= 0,35; Pb= 0,45
D. PA= 0,45; Pb= 0,55

Câu 16:Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai phân tích, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa đỏ.
(1) Kiểu gen của F2 phân li theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)2.
(2) F2 có 16 tổ hợp nên Fa dị hợp tử hai cặp gen.
(3) Có hiện tượng tương tác giữa hai gen không alen.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định.
(5) Cho F1 tự thụ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 1 : 2 : 1.
Các nhận định đúng là:

A. (4), (5)
B. (1), (3)
C. (1), (2)
D. (2), (5)

Câu 17: Gen A có tổng số 3240 liên kết hiđrô và Guanin chiếm 35% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A bị đột biến thành gen a; cả hai gen này tự nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 5037 xitozin và 2160 adenin. Đây là dạng đột biến:

A. Thêm 2 cặp G-X
B. Mất 1 cặp G-X
C. Thay cặp G-X bằng cặp A-T
D. Mất 1 cặp A-T

Câu 18:Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là:

A. Một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại.
B. Loại bỏ các cá thể kém thích nghi giúp quần thể phát triển hưng thịnh hơn.
C. Sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài thường dẫn đến sự thu hẹp ổ sinh thái.
D. Cạnh tranh tạo ra sự ổn định số lượng cá thể của quần thể, phù hợp với sức chứa của môi trường.

Câu 19: Sử dụng chất cônsixin để gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây lưỡng bội tạo nên thể đột biến. Thể đột biến này được gọi là:

A. Thể lệch bội
B. Thể tứ bội
C. Thể đa bội
D. Thể khảm

Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Những nơi có điều kiện sống càng biến động thì các loài sinh vật tiến hóa càng nhanh.
B. Khi điều kiện sống trở nên khan hiếm thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài tăng lên.
C. Sinh vật có tổ chức cơ thể càng cao thì có vùng phân bố càng rộng.
D. Khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 21: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb (mỗi gen nằm trên một NST thường) giảm phân bình
thường tạo ra 4 loại giao tử. Theo lý thuyết, tỉ lệ các loại giao tử tạo ra là:

A. 3 : 3 : 1 : 1
B. 1 : 1 : 1 : 1
C. 2 : 2 : 2 : 1
D. 1 : 1: 2 : 2

Câu 22: Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì:

A. có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B. dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi
nhanh.
C. có cấu trúc càng ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến
mất dần.
D. có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức
ăn trong môi trường cạn kiệt dần.

Câu 23: Nhiễm sắc thể giới tính ở động vật:

A. có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng
B. chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính
C. chỉ có trong các tế bào sinh dục
D. không tiến hành trao đổi chéo trong giảm phân

Câu 24: Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn,
các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?

A. 5/32
B. 7/32
C. 9/64
D. 1/4

Câu 15: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

A. (2), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (4)

Câu 26: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là:

A. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
B. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen
C. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu
D. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu

Câu 27: Những sự kiện nào dưới đây làm giảm đa dạng di truyền của quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

(1) Chọn lọc tự nhiên ưu tiên duy trì những cá thể có kiểu gen dị hợp.
(2) Kích thước của quần thể bị giảm quá mức.
(3) Quần thể chuyển sang giao phối gần.
(4) Môi trường sống của quần thể liên tục biến đổi theo một hướng xác định.
(5) Tần số đột biến trong quần thể tăng lên.

A. (1); (3); (4)
B. (1); (3); (5)
C. (2); (3); (4)
D. (2); (4); (5)

Câu 28: Mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là:

A. Tạo nguồn biến dị tổ hợp
B. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo
C. Tìm được kiểu gen mong muốn
D. Trực tiếp tạo giống mới

Câu 29:Có mấy nhận định dưới đây đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân
chuẩn?

(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào
(2) Đều bắt đầu bằng axitamin mêtiônin
(3) axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong
(4) Axitamin mêtiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit
(5) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó

A. 3
B. 2
C. 5
D. 4

Câu 30: Theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại, nhóm sinh vật sống kí sinh chủ yếu được tiến hoá theochiều hướng:

A. giữ nguyên tổ chức cơ thể, đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất.
B. nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
C. ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao.
D. đơn giản hoá tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường.

Câu 31: Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B và alen C bị đột biến thành alen c. Biết các cặp gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn.Dự đoán nào sau đây đúng về sự di truyền của các tính trạng?

A. Các kiểu gen đều biểu hiện thành thể đột biến của cả 3 loocut là aaBbCc, aaBBcc.
B. Có tối đa 30 loại kiểu gen quy định các tính trạng trên.
C. Kiểu hình A-B-C- có tối đa 10 kiểu gen quy định.
D. Có tối đa 6 loại kiểu gen dị hợp về 2 trong 3 cặp gen.

Câu 32:Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm;

A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi
với môi trường của quần thể.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị diệt vong.
C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.
D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng
thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.

Câu 33: Một loài thực vật có 6 nhóm gen liên kết. Số NST ở trạng thái chưa nhân đôi trong mỗi tế bào
sinh dưỡng của 6 thể đột biến như sau:

(1) 21 NST
(2) 18 NST
(3) 9 NST
(4) 15 NST
(5) 42 NST
(6) 54 NST
(7) 30 NST

Có mấy trường hợp mà thể đột biến là thể đa bội lẻ?

A. 5
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 34: Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính:

(1) Hàm lượng ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng lớn.
(2) Số lượng nhiễm sắc thể đơn bội càng lớn thì thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng
phong phú.
(3) Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen.
(4) Bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

A. 1
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 35:Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng
lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do:

(1) phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
(2) một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng.
(3) một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết.
(4) một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.

Đáp án đúng là:

A. (2); (3); (4)
B. (1); (2); (3)
C. (1); (3); (4)
D. (1); (2); (4)

Câu 36: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai
chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết
tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.

(1) Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
(2) Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh.
(3) Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
(4) Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là Axit nuclêic.
Có mấy nhận định đúng?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 1

Câu 37: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,

A. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều
di truyền được.
B. tất cả các biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
D. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay
đổi bất thường.

Câu 38: Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có mấy lí do dưới đây
dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?

(1) gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin.
(2) gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng.
(3) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều.
(4) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.

A. 3
B. 1
C. 4
D. 2

Câu 39: Số phân tử ADN trong một tế bào sinh tinh của ruồi giấm ở kì sau của giảm phân I là...

A. 4
B. 2
C. 8
D. 16

Câu 40: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:

A. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn môi trường trên cạn.
B. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
C. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao.
D. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 16 lượt xem