[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Hoa bìm
Hướng dẫn soạn bài: Hoa bìm trang 69 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn. Giải sách chân trời sáng tạo lớp 6, ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải văn 6 tập 1 sách mới, soạn ôn tập sách chân trời sáng tạo, sách chân trời sáng tạo nxb giáo dục
Hướng dẫn đọc
1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.
3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Bài làm:
1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát
- Về cách gieo vần:
- Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
- Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 3/3, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Ôn tập cuối học kì I
- Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để "giải thích địa danh Hồ Gươm". Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?
- Viết một bài văn ( khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân
- Đã bao giờ em phải cha tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?
- Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
- Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem
- Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?
- Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người
- Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 27
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Giọt sương đêm
- Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?