[CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
Giải SBT công nghệ 6 bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Các bộ phận chính của bàn là gồm:
A. Vỏ bàn là, động cơ điện, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ
B. Vỏ bàn là, dây đốt nóng, bộ phận điều chỉnh nhiệt độ.
C. Vỏ bàn là, dây dẫn điện, bộ phận điều chỉnh tốc độ xoay.
D. Vỏ bàn là, dây đốt nóng, bộ nguồn biến đổi điện áp.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 2. Cho biết tên các bộ phận của bàn là ứng với mỗi chức năng sau.
Bộ phận | Chức năng |
Tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện | |
Bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là | |
Điều chỉnh nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải | |
Dẫn điện từ điện đến bà là |
Trả lời:
Bộ phận | Chức năng |
Dây đốt nóng | Tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện |
Vỏ bàn là | Bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là |
Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ | Điều chỉnh nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải |
Động cơ điện | Dẫn điện từ điện đến bà là |
Câu 3. Sắp xếp các phiếu dưới đây theo thứ tự hợp lí để mô tả nguyên lí làm việc của bàn la.
Trả lời:
Dây đốt nóng -> Cấp điện cho bàn là -> Bàn là nóng lên -> Bộ điều chỉnh nhiệt độ
Câu 4. Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Khi cấp điện cho bàn là và xoay (1)............................. đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc này dòng điện truyền qua (2)....................... làm bàn là nóng lên. Bàn là sẽ tự động (3)........... và (4)............. dòng điện truyền qua (5)................... để giữ cho (6)................ của bàn là luôn ồn định ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước.
Trả lời:
1. nhiệt độ
2. dây đốt nóng
3. ngắt điện
4. cho
5. bàn là
6. nhiệt độ
Câu 5. Mô tả các bước thực hiện trong quy trình sử dụng bàn là được minh hoạ bởi những hình ảnh dưới đây.
Trả lời:
1. Đọc hướng dẫn sử dụng
2. Lấy dây dẫn điện cắm vào bàn là
3. Cắm dây điện vào ổ điện
4. Điều chỉnh nhiệt độ.
5. Bắt đầu là quần áo
6. Là xong, rút điện để bàn là hạ nhiệt độ
Câu 6 Kể tên các bộ phận chính của đèn LED
Trả lời:
- Một bộ đèn LED thông thường bao gồm các bộ phận chính sau : phần tử phát sáng LED, bộ nguồn, mạch in tỏa nhiệt, vỏ. LED (Light-emitting diode – Đi-ốt bức xạ ánh sáng).
Câu 7. Sắp xếp các phiếu dưới đây theo thứ tự hợp lí để mô tả nguyên lí làm việc của đèn LED.
Trả lời:
Bộ nguồn -> Cấp điện cho đèn -> Bảng mạch led -> Phát ra ánh sáng
Câu 8. Cho biết tên các bộ phận chính của máy xay thực phẩm ứng với mỗi hình ảnh dưới đây
Trả lời:
a. Cối xoay
b. Phím điều chỉnh tốc độ xoay
c. Thân máy
Câu 9. Trình bày nguyên lí làm việc của máy xay thực phẩm.
Trả lời:
Nguyên lí làm việc của máy xay thực phẩm.
- Khi bật máy, phần động cơ điện trong thân máy sẽ hoạt động và quay đồng thời truyền những chuyển động đó tới một bộ dao cắt để thực hiện cắt nhỏ và làm vỡ thực phẩm với một áp lực lớn.
- Trong quá trình xay, các nguyên liệu thực phẩm sẽ được xáo trộn liên tục thông qua cấu tạo của lưỡi dao để có thể xay một cách đồng nhất. Với những loại máy xay thông dụng có công suất trung bình, chúng ta cần thái nhỏ thực phẩm trước khi cho vào máy xay để giúp xay nhanh hơn, đều hơn và không rơi vào tình trạng bị kẹt lưỡi dao.
- Máy xay sinh tố thường có hai chế độ sử dụng đó chính là xay mồi và xay liên tục. Xay mồi là điều bắt buộc khi bạn tiến hành xay các loại nguyên liệu thực phẩm cứng và khó cắt, xay liên tục sau khi đã tiến hành xong say mồi.
Caau 10. Bổ sung các bước còn thiếu trong quy trình sử dựng máy xay thực phẩm dưới đây.
- Bước 1. Sơ chế các loại thực phẩm cần xay.
- Bước 2. Cắt nhỏ thực phẩm.
- Bước 3: ........................................................
- Bước 4. Cho nguyên liệu cần xay vào cối và đậy nắp.
- Bước 5: .......................................................
- Bước 6: Sau khi xay xong
- Bước 7:.........................................................
Trả lời:
- Bước 1. Sơ chế các loại thực phẩm cần xay.
- Bước 2. Cắt nhỏ thực phẩm.
- Bước 3: Cho thực phẩm đã cắt vào cối xay
- Bước 4. Cho nguyên liệu cần xay vào cối và đậy nắp.
- Bước 5: Bật nút bắt đầu xay
- Bước 6: Sau khi xay xong
- Bước 7:Cho thực phẩm đã xay ra ngoài để sử dụng
Câu 11. Quan sát các đồ dùng điện trong gia đình em và liệt kê chúng vào mỗi nhóm ở bảng sau.
Nhóm đồ dùng sử dụng điện để tạo ra sức nóng | Nhóm đồ dùng sử dụng điện để phát ra ánh sáng | Nhóm đồ dùng sử dụng điện tạo ra chuyển động quay |
Trả lời:
Nhóm đồ dùng sử dụng điện để tạo ra sức nóng | Nhóm đồ dùng sử dụng điện để phát ra ánh sáng | Nhóm đồ dùng sử dụng điện tạo ra chuyển động quay |
Bàn là | Bóng đèn | Máy quạt |
Nồi cơm điện | Đèn led | |
Ấm đun nước nóng bằng điện | ||
Máy xay | ||
Câu 12*. Cho các phiếu mô tả mỗi giai đoạn trong nguyên lí làm việc của bàn là hơi nước như sau:
Em hãy sắp xếp các phiếu trên vào mỗi vị trí được đánh số từ 1 đến 4 trong sơ đồ đưới đây để biểu điễn nguyên lí làm việc của bản là hơi nước.
Trả lời:
1. b
2. d
3.a
4.c
Câu 13*. Theo em, bàn là hơi nước có ưu điểm gì so với bản là khô?
Trả lời:
Theo em, bàn là hơi nước có ưu điểm so với bản là khô:
1. Đối với bàn là hơi nước có chức năng phun hơi thẳng đứng nên bạn không cần dùng đến bàn để ủi quần áo, tiết kiệm diện tích cho không gian gia đình bạn.
2. Điểm cộng nữa cho bàn là hơi là bạn có thể để đồ ngay trên giá treo để ủi. Đặc biệt, với loại bàn là hơi nước đứng, có thiết kế khá độc đáo đi kèm giá treo có thể thay đổi chiều cao linh hoạt. Bạn không cần phải cúi người, gập lưng để ủi đồ mà có thể ủi quần áo 1 cách nhanh chóng ở tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra, đầu ủi của bàn là hơi nước đc thiết kế dạng vòi nước, rất thuận tiện khi ủi đồ.
3. Hầu hết bàn ủi hơi được thiết kế có tính năng tự ngắt điện khi không sử dụng đảm bảo an toàn cho người dùng. Đây cũng chính là ưu điểm của bàn là hơi nước so với các loại bàn là truyền thống thông thường.
4. Đặc biệt, bàn là hơi làm phẳng quần áo bằng áp lực của luồng hơi nước nóng nên bạn không lo quần áo bị cháy hoặc biến dạng sợi vải, giúp giữ bền màu. Ủi quần áo nhanh hơn nhờ lượng hơi nước tỏa ra liên tục giúp bàn ủi hơi nước nhanh chóng ủi phẳng mọi nếp nhăn cứng đầu, dù là trên các loại vải dày.
5. Bạn có thể sử dụng bàn là hơi cho nhiều chất liệu vải khác nhau, ngay cả những chất liệu vải khó là ủi như vải lụa, lanh, nhung, len,... Bạn chỉ cần chọn mức tốc độ phun hơi nước phù hợp với chất liệu vải rồi đặt đầu hoặc mặt ủi hơi nước lên mặt vải, hơi nước sẽ thấm vào vải với mức độ vừa phải để làm mềm và làm thẳng vải nhanh chóng, không sợ ủi mặt trước mà làm nhăn mặt sau vải như bàn ủi thường.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 1: Nhà ở đối với con người
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài: Ôn tập chương 3
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài: Ôn tập chương 4
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 8: Thời trang
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài: Ôn tập chương 2
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 7: Trang phục
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 2: Sử dụng năng lượng trong gia đình
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 3: Ngôi nhà thông minh
- [CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc