[CTST] Giải SBT Công nghệ 6 bài 10: An toàn điện trong gia đình

  • 1 Đánh giá

Giải SBT công nghệ 6 bài 10: An toàn điện trong gia đình sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Nêu nguyên nhân gây tại nạn điện được minh hoạ bởi một hình ảnh dưới đây

Trả lời:

a. Dùng vật kim loại cắm vào ổ điện

b. Để điện tiếp xúc với nước

c. Chơi ở nơi gần điện cao áp

d. Vừa sạc điện thoại vừa bấm

e. Thả diều gần nơi có dây điện cao thế

f.Dây điện bị rơi xuống đất

Câu 2. Theo em, tai nạn điện giật nguy hiểm như thế nào đối với con người?

Trả lời:

Theo em, tai nạn điện giật nguy hiểm đối với con người:

Tia hồ quang điện: gây thương tích ngoài da: Bỏng, cháy, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương.

* Dòng điện truyền qua cơ thể con người gây ra tác động:

- Nhiệt: đốt cháy cơ thể: mạch máu, dây thần kinh, tim, não…-> Phá huỷ

- Điện phân: phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể (máu) -> phá vỡ thành phần máu và các mô.

- Sinh học: gây co giật cơ bắp đặc biệt cơ tim , phổi -> ngừng hoạt động của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Nếu dòng điện truyền qua não: phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh TW.

Câu 3. Tai nạn điện giật sẽ không xảy ra nếu chúng ta

A. chạm tay vào nguồn điện.

B. chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra lớp vỏ bên ngoài.

C. tránh xa khu vực có dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.

D. cầm, nắm vào vị trí dây dẫn điện bị hỏng lớp vỏ cách điện.

Trả lời:
Chọn đáp án: C

Câu 4. Đánh dấu V vào các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình.

.........Lắp đặt thiết bị chống giật

......... Lắp đặt ổ cắm vừa tầm với của trẻ nhỏ.

.........Sử dụng dây dẫn điện có lớp vỏ cách điện tốt và phù hợp với đổ dùng điện.

.........Kiểm tra độ chắc chắn của phích cắm điện và ô cắm điện.

.........Không ngắt nguồn điện cấp vào TV khi trời mưa và có sắm sét.

.........Kiểm tra và bão dưỡng định kì các đồ dùng điện trong gia đình.

Trả lời:
Các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình:

  • Lắp đặt thiết bị chống giật
  • Sử dụng dây dẫn điện có lớp vỏ cách điện tốt và phù hợp với đổ dùng điện.
  • Kiểm tra độ chắc chắn của phích cắm điện và ô cắm điện.
  • Kiểm tra và bão dưỡng định kì các đồ dùng điện trong gia đình.

Câu 5. Cho biết việc sử dụng đồ dùng điện trong gia đình em có điểm nào chưa an toàn và nêu biện pháp khắc phục.

Trả lời:

Những nguyên nhân gây tai nạn điện:

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần ghi nhớ

  • Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách
  • Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp

  • Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện

  • Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình

  • Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

  • Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

  • Khi lắp đặt thiết bị điện trong gia đình

  • Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt

  • Khi kiểm tra hệ thống đường điện

  • Bảo hành thiết bị điện định kỳ

  • Trang bị bảo hộ đầy đủ


  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021