[CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 2: Thư Trung thu
Giải VBT Tiếng việt 2 bài 2: Thư Trung thu sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
1. Nghe – viết: Thư Trung thu (từ Ai yêu đến hòa bình).
2. Tô màu vào bông hoa có từ ngữ viết đúng chính tả.
Trả lời:
Từ ngữ viết đúng chính tả: suy nghĩ, nguy nga, khuỷu tay, khuy áo.
3. Điền vào chỗ trống:
a. Chữ l hoặc chữ n.
Mọi ......ỗi nhớ dần quên
Như sắc màu ......âu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân ......ên?
Theo Đặng Hấn
b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần).
Nhà gác đơn sơ, một góc v.........
Gỗ th......... mộc mạc, chẳng mùi sơn
Gi......... mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Theo Tố Hữu
Trả lời:
a. Chữ l hoặc chữ n.
Mọi nỗi nhớ dần quên
Như sắc màu nâu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân lên?
Theo Đặng Hấn
b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần).
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thương mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Theo Tố Hữu
4. Tô màu các từ ngữ có trong 5 điều Bác hồ dạy ở ô chữ dưới đây:
Trả lời:
5. Viết 2 - 3 câu về việc em và các bạn đã làm để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Trả lời:
Để thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, em và các bạn đã cố gắng học tập thật tốt. Chúng em cùng nhau đoàn kết tốt trong học tập. Bên cạnh đó, chúng em còn tham gia các hoạt động cộng đồng để góp một phần nhỏ vào sự phát triển của xã hội.
6. Điền từ ngữ trả lời câu hỏi Để làm gì? vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. Chúng em thi đua học tập tốt ………………………………………………
b. Chúng em tham gia Tết trồng cây ..........................................
Trả lời:
a. Chúng em thi đua học tập tốt để làm gì?
-> Chúng em thi đua học tập tốt để trở thành cháu ngoan Bác hồ, là người có ích cho xã hội.
b. Chúng em tham gia Tết trồng cây để làm gì?
-> Chúng em thi đua học tập tốt để góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.
7. Viết 4 - 5 câu về tình cảm của em với thầy cô dựa vào gợi ý:
a. Thầy cô em tên là gì?
b. Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?
c. Tình cảm của em với thầy cô như thế nào?
Trả lời:
Cô giáo em là cô Hoa. Cô là người rất dịu dàng và hiền hậu. Cô Hoa luôn quan tâm và dạy dỗ chúng em nên người. Em rất yêu quý và kính trọng cô.
8. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ với bạn sau khi đọc một truyện về Bác Hồ.
NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
PHIẾU ĐỌC SÁCH
- Nhân vật: Bác Hồ, đồng chí cán bộ.
- Lời nói: - Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
- Việc làm: Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
- Lời khuyên: thấy được sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 3: Cháu thăm nhà Bác
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 4: Mùa đông ở vùng cao
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 1: Khu vườn tuổi thơ
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 1: Chuyện quả bầu
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 4: Cây và hoa bên lăng Bác
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 2: Thư Trung thu
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 4: Tôi yêu Sài Gòn
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 3: Trái chín
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 2: Bạn có biết?
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 2: Con suối bản tôi
- [CTST] Giải VBT Tiếng Việt 2 bài 1: Quê mình đẹp nhất