Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (4 mẫu) Phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt - Văn mẫn 12

65 lượt xem

Dàn ý phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dưới đây là một số dàn ý mẫu để các em tham khảo, qua đó thấy được tài năng của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ trong việc xây dựng tình huống kịch vô cùng hấp dẫn, gay cấn và mang giá trị ý nghĩa sâu sắc. Để tìm hiểu chi tiết, các em tham khảo dàn ý dưới đây nhé.

1. Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Nội dung của vở kịch

- Trương Ba là một người đàn ông yêu thương gia đình, chơi cờ giỏi, biết chăm vườn cây

- Do sự tắc trách của quan thiên đình nên ông bị chết oan

- Đế Thích là bạn chơi cờ của ông đã giúp ông sống lại nhưng nhập vào cơ thể của một anh hàng thịt

- Nhưng xung đột của hồn và xác, hồn Trương Ba bị tha hoá bởi sự thô kệch của cái xác khiến cho gia đình xa lành.

- Cuối cùng, Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt, cứu cu Tị và ra đi trong thanh thản.

b. Cảm nhận đoạn trích:

* Bi kịch tha hoá:

- Trương Ba tự nhận thấy bản chất của mình đang dần bị cái xác lất át “thích uống rượu, ăn thịt, …”

- Trương Ba hoang mang, sợ hãi, muốn tách ra khỏi cái xác “âm u, đui mù”, “tách ra khỏi …lát”.

- Cuộc đối thoại giữa cái xác và hồn Trương Ba:

+ Trương Ba bày tỏ sự giận dữ khi phải sống nương nhờ trong xác người hàng thịt.

+ Khẳng định các xác chỉ là “kẻ âm u đui mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”.

+ Phủ nhận sự lệ thuộc của bản thân vào xác người hàng thịt, khẳng định linh hồn có đời sống riêng “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”.

+ Xác người hàng thịt phủ định lời nói của Trương Ba, cái xác tuy âm u, đui mù nhưng có thể chi phối, lấn át làm thay đổi linh hồn cao khiết của Trương Ba.

+ Cái xác cho rằng khi nhập hồn vào xác thì phần hồn Trương Ba không con nguyên vẹn, trong sạch nữa.

* Bi kịch bị người thân chối bỏ:

- Trương Ba thay đổi, tha hoá đến mức người thân không nhận ra:

+ Người vợ đòi bỏ đi biệt xứ

+ Cháu gái không nhận ông

+ Người con dâu thông cảm nhưng lại chỉ ra sự đổi khác trong con người ông “đổi khác …dần đi”.

+ Những điều này khiến Trương Ba nhận ra hoàn toàn sự tha hoá của bản thân mình.

c. Giải quyết bi kịch:

- Trương Ba đã gọi Đế Thích xuống và quyết tâm trả lại xác cho anh hàng thịt

- Ông cũng xin cho cu Tị được sống lại còn mình thì chết hẳn

- Xung đột giữa thể xác và tâm hồn được ông giải quyết triệt để.

d. Ý nghĩa đoạn kết:

- Trương Ba được trở lại là chính mình, được sống mãi trong lòng những người thân yêu

- Tâm hồn ông trở lại thanh thản.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa đoạn trích.

2. Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Bi kịch tha hóa của Trương Ba:

- Trương Ba đã bắt đầu nhận ra sự thay đổi của bản thân khi sống nương nhờ vào xác người hàng thịt.

=> Trương Ba vô cùng đau khổ và dằn vặt, khi phải luôn đấu tranh chống lại những ý muốn tầm thường của xác thịt để giữ lại cho mình sự thánh khiết, thanh bạch một đời gìn giữ.

- Trong cuộc tranh luận gay gắt với cái xác Trương Ba lại trở thành kẻ đuối lý, liên tục bị cái xác vạch trần, mỉa mai.

- Trương Ba chỉ trích cái xác chỉ là thứ “xác thịt đui mù”, “vô tri, không có tiếng nói”, “không có tư tưởng cảm xúc”,… nhằm giải phóng nỗi căm giận trong lòng, cũng như để áp chế sự ngông cuồng, ngạo mạn của nó.

- Cái xác lại tỏ ra rất bình tĩnh, ung dung, nó chỉ ra những sự thay đổi ghê gớm của ông:

+ Thích ăn thịt, uống rượu, thèm tiết canh, rồi thì có lòng ham muốn nhục dục khi đứng trước người vợ trẻ trung của hàng thịt.

+ Không còn thiết tha với cái thú cờ vây tao nhã, không còn khéo léo khi chăm sóc vườn tược, trở nên nóng tính, cục cằn,…

- Trương Ba cho rằng bản thân ông vẫn giữ nguyên một tâm hồn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Tất cả là do cái xác chi phối, làm hư ông.

- Cái xác thẳng thừng phê phán ông là người ưa sĩ diện, luôn lấy cái xác ra để che đậy cho hành vi chiều chuộng, thỏa mãn cho những thú vui tầm thường.

=> Trương Ba trở nên đuối lý, căm giận và đau khổ tột cùng trước sự vạch trần tàn nhẫn.

b. Bi kịch bị người thân chối bỏ:

- Người vợ kết tóc của Trương Ba sau một thời gian chứng kiến quá nhiều sự thay đổi chóng mặt của chồng, bà trở nên chán nản và đau khổ, muốn bỏ nhà đi thật xa.

- Cái Gái không chịu nhận ông, lớn tiếng trách móc “Ông xấu lắm! Ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể!”.

- Người con dâu buồn bã, thất vọng vì “mỗi ngày thầy một đổi khác dần…”

c. Trương Ba hóa giải bi kịch, giải thoát cho bản thân:

- Trương Ba tìm gặp Đế Thích nói ra những trăn trở trong lòng, bày tỏ mong muốn được rời khỏi xác hàng thịt, “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

- Chấp nhận mất đi cơ hội sống, phải rời đi mãi mãi, để được trở lại là chính bản thân, không phải chịu đựng cảnh hồn và xác khác biệt.

- Từ chối đề nghị nhập hồn vào xác cu Tị của Đế Thích.

=> Chi tiết kịch độc đáo, mở ra những triết lý mới, cũng như là một thử thách đối với nhân cách của Trương Ba.

- Trương Ba chối bỏ cơ hội được tiếp tục sống trên đời với thân xác mới, cầu xin Đế Thích cho cu Tị một cơ hội được sống lại trong thân xác của thằng bé.

- Hình ảnh khu vườn xinh đẹp, cùng bóng dáng Trương Ba xuất hiện chập chờn, đã thể hiện một triết lý trong cuộc sống rằng, con người ta khi chết đi ở nhân thế cũng chưa phải là đã kết thúc mà trái lại họ vẫn còn sống mãi trong ký ức tốt đẹp của những người ở lại.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

3. Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Tình huống kịch:

- Vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà Trương Ba bị chết oan

- Đế Thích bèn thương lượng với Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết, Trương Ba sống lại và lâm vào những bi kịch không hồi kết.

b. Đoạn đối thoại gay gắt giữa hồn Trương Ba và cái xác – bi kịch tha hóa của một tâm hồn và sự sụp đổ của nhân cách cao khiết.

- Trương Ba sau khi về đoàn tụ với gia đình, ông đã nhận ra bản thân mình có quá nhiều sự thay đổi thông qua những lời nói của những người xung quanh

- Cái xác đã chỉ ra tường tận những sự thay đổi trong con người Trương Ba:

+ Ham thích uống rượu ăn thịt, ghiền món tiết canh.

+ Không còn thiết tha với việc chơi cờ.

+ Dùng sức mạnh của cái xác để đánh con trai một cái đến hộc cả máu mồm, việc mà trước đây Trương Ba không bao giờ làm.

+ Có cảm giác không đúng đắn với người vợ trẻ trung của anh hàng thịt.

=> Cái xác lên án, và vạch trần Trương Ba bằng những lý lẽ và chứng cứ bén nhọn nhất, khiến ông không thể nào chối cãi.

- Trương Ba chống chế bằng những lý lẽ yếu ớt:

+ Không chịu công nhận sự tiếng nói của cái xác, cho rằng nó không có tư tưởng, không có cảm xúc.

+ Đổ lỗi cho cái xác đã làm ông tha hóa, đổ đốn trên con đường dung tục, tầm thường, làm hại ông bởi những thèm muốn khát khao của nó.

- Cái xác đã nhanh chóng phản bác:

+ Chỉ Trương Ba đã thực sự buông thả, bản thân chiều theo ham thích của cái xác, để mình cũng được “tham dự vào chút đỉnh”.

+ Vì sĩ diện Trương Ba đã đem đổ hết những tội lỗi cho cái xác, đinh ninh rằng bản thân sống với một tâm hồn hồn “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”, để được cảm thấy thanh thản.

- Trước sự vạch trần đầy thách thức và có phần bỉ ổi của cái xác, những lớp phòng tuyến cuối cùng để bảo vệ cái tôi thanh bạch của Trương Ba dần sụp đổ, chỉ muốn cái xác lập tức im miệng, đồng thời muốn tách ra khỏi nó ngay lập tức.

c. Bi kịch tan vỡ của một gia đình:

- Vợ Trương Ba, sau khi chứng kiến sự thay đổi quá nhiều của người chồng, muốn dứt áo ra đi, để cho Trương Ba được thanh thản làm những việc mình muốn.

- Con trai của Trương Ba muốn bán đi khu vườn để đi buôn.

- Cái Gái không chịu nhận ông là ông nội, trong mắt nó Trương Ba trong xác hàng thịt là một kẻ thô lỗ cục cằn.

- Người con dâu thấu hiểu tất cả những nỗi đau và bi kịch của mọi người trong gia đình này, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những sự đổi khác của Trương Ba sau khi từ cõi chết trở về, “mọi thứ cứ lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi chính con cũng không nhận ra thầy nữa,…”.

=> Trương Ba thức tỉnh, hoàn toàn chấp nhận sự thay đổi đáng sợ của mình, nhìn rõ được căn nguyên của mọi bi kịch hướng đến cách tháo gỡ bi kịch.

d. Bi kịch kết thúc, Trương Ba tìm lại chính mình:

- Trương Ba tìm Đế Thích và nói việc ông muốn rời khỏi xác hàng thịt: “tôi muốn là tôi toàn vẹn”.

- Đế Thích thuyết phục hồn Trương Ba đến trú nhờ và xác của cu Tị, nhưng Trương Ba quyết định từ chối đề nghị của Đế Thích đồng thời cầu xin ông ta cho cu Tị một cơ hội được sống lại, còn bản thân mình chấp nhận cái chết.

=> Chi tiết truyện đã mang đến nhận thức mới: Con người Trương Ba đang dần trở lại, với một tâm hồn thánh khiết và cao thượng, không bị cám dỗ bởi những thứ dung tục tầm thường, kể cả đó có là một cuộc đời được tại thế dài hơn nữa trong thân xác cu Tị.

- Đoạn kết của tác phẩm là cảnh khu vườn xanh mướt có hồn Trương Ba đang chập chờn xuất hiện, khẳng định tính nhân văn của vở kịch rằng dù không còn sống trên đời nữa thế nhưng

Trương Ba vẫn sống trong ký ức của mọi người với một tâm hồn cao đẹp, thánh khiết, sự chăm chỉ, khéo léo và tài chơi cờ nổi bật.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

4. Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích: Đến với nền kịch Việt Nam, Lưu Quang Vũ đã để lại tác phẩm vô cùng thành công, khiến người đọc không khỏi trăn trở trước những tấn bi kịch của cuộc đời con người qua vở kịch: "Hồn Trương Ba, da hàng thịt".

2. Thân bài

- Trương Ba vốn là một người nông dân hiền lành và có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình

- Vì sự tắc trách của Nam Tào trên thiên đình mà Trương Ba buộc phải chết → Sửa sai bằng cách nhập hồn vào xác anh hàng thịt.

- Bi kịch lớn lại bắt đầu:

+ Cuộc sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo" → Sinh hoạt khó khăn, chán nản

+ Trương Ba bị xác anh hàng thịt điều khiển, không kiềm chế, điều chỉnh được những hành động, cảm xúc của chính mình.

+ Người thân trong gia đình buồn bã, khó chấp nhận, thậm chí xa lánh

→ Đau khổ, xót xa khi không được là chính mình

+ Tìm đến Đế Thích để xin được giải thoát cho chính mình → Sự phản kháng mạnh mẽ trước xấu xa, thấp hèn.

- Tầng sâu triết lí của tác phẩm:

+ Cuộc đấu tranh giữa hồn Trương Ba và da hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa phần " con " và phần "người" trong một bản thể.

+ Đừng bao giờ chạy theo những ham muốn vật chất tầm thường mà khiến bản thân trở nên mất giá trị.

+ Đó còn là triết lý sống về hiện tượng sống nhờ, sống gửi vào kẻ khác.

3. Kết bài

Kết luận về giá trị tác phẩm: Tác phẩm sống mãi với đời sống văn học, văn hoá của dân tộc qua bao năm tháng.

Dàn ý phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, đồng thời dựa vào đó để hoàn thành các bài văn phân tích Hồn Trương Ba da hàng thịt hoặc các bài văn cảm nhận. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé.

Cập nhật: 23/05/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội