Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến Bài thơ Tây Tiến - Văn 12
Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bên cạnh nỗi nhớ, cảm hứng thiên nhiên trở thành một mạch nguồn xuyên suốt bài thơ Tây Tiến, dưới đây các em hãy cùng chúng tôi phân tích cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng
I. Dàn ý cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến
1. Mở bài
Có lẽ, tình yêu thiên nhiên với núi rừng Tây Bắc, sự gắn bó giữa cỏ cây, đất trời nơi đây thấm vào máu thịt mình mà Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến thật đậm đà mà quá đỗi yêu thương đến thế. Cảm hứng thiên nhiên trở thành một mạch nguồn xuyên suốt tác phẩm, là vẻ đẹp của tạo hoá ban tặng cho con người, thử thách những bước chân quả cảm và tinh thần kiên cường của người lính trẻ.
2. Thân bài
- Nỗi nhớ da diết của tác giả dành cho vùng đất Tây Bắc gợi quá không gian: Sông Mã, núi rừng.
- Thiên nhiên Tây Bắc thật hùng vĩ, hoang vu và dữ dội:
+ Đường mây sương mù giăng lối, mịt mờ
+ Núi cao khúc khuỷu, gập ghềnh
+ Vực sâu hun hút, thăm thẳm
+ Núi rừng heo hút, hoang vu
- Thiên nhiên Tây Bắc thật thơ mộng, trữ tình:
+ Vẻ đẹp kiều diễm của những bông hoa của núi rừng hoang vu trong đêm hơi
+ Hoa về xua tan đi những màn sương lạnh lẽo, mang đến không gian thật nhẹ nhàng và đầy ấm áp.
+ Những cơn mưa rừng gợi nhớ, gợi thương
+ Trong một chiều sương mỏng, nơi dòng sông xa xôi có những cánh lau phất phơ mang như mang theo nỗi nhớ của người lính.
- Những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên đều được tác giả bắt kịp mà viết nên những vần thơ sinh động và hồn nhất.
→ Cảm hứng thiên nhiên là cội nguồn của nỗi nhớ, niềm thương.
3. Kết bài
Thật cảm ơn người lính trẻ tài năng Quang Dũng đã để lại cho thế hệ sau những vần thơ đẹp nhiều đến thế, để chúng em thêm hiểu và tự hào về một vùng đất Tây Bắc sơn thủy hữu tình.
II. Bài văn mẫu cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến
Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Trước cách mạng, Quang Dũng làm nghề dạy học, sau cách mạng, ông gia nhập quân đội, trở thành một trong những phóng viên ưu tú của tờ báo chiến đấu. Là một nhà thơ, nhà văn cầm súng, ông hiểu hơn hết những vất vả, đau thương mà những người lính trẻ trải qua và dành tình yêu cho những vùng đất mà họ đi qua. Tây Bắc là một nơi như thế.
Có lẽ, tình yêu thiên nhiên với núi rừng Tây Bắc, sự gắn bó giữa cỏ cây, đất trời nơi đây thấm vào máu thịt mình mà Quang Dũng đã viết nên bài thơ Tây Tiến thật đậm đà mà quá đỗi yêu thương đến thế. Cảm hứng thiên nhiên trở thành một mạch nguồn xuyên suốt tác phẩm, là vẻ đẹp của tạo hoá ban tặng cho con người, thử thách những bước chân quả cảm và tinh thần kiên cường của người lính trẻ. Bởi vậy mà thiên nhiên nơi đây trở thành cảm hứng bất tận của nhà thơ:
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Tiếng thơ cất lên nghe sao nặng lòng đến vậy. Sông Mã đã xa rồi, cả Tây Tiến cũng đã xa rồi, khoảnh khắc cận kề của những ngày xưa với bao kỉ niệm bên dòng sông chiến trận ấy giờ chỉ còn ẩn hiện trong nỗi nhớ khôn nguôi. Nỗi nhớ da diết, cồn cào, "chơi vơi" ấy càng khiến cho tác giả thêm thương, thêm mến vùng đất Tây Bắc thân yêu. Những ngọn núi, những cánh rừng mà bước chân người lính đi qua cứ dạt dào trong tâm tưởng, thật nhớ, thật thương. Bao địa danh của chốn núi rừng được Quang Dũng liệt kê đầy tinh tế, từng tên núi, tên làng được tác giả nhớ rất cụ thể, mỗi nơi dấu chân người lính đi qua đều được tác giả tái hiện qua nỗi nhớ thật đầy đặn và chân thực. Vừa hùng vĩ, dữ dội lại không kém phần lãng mạn, nên thơ:
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Đoàn quân Tây Tiến chiến đấu chẳng ngại gian khổ, sương mù giày đặc chẳng làm chùn đi bước chân người lính trẻ, có mỏi mệt đấy thôi nhưng chân vẫn vững lòng, quyết chí. Đường dẫu mây sương mù giăng lối, dẫu mịt mờ thì các chiến sĩ vẫn miệt mài hành quân:
" Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Những đỉnh núi cao sâu gập ghềnh như hiển hiện trước mắt người đọc. Không gian có lớn lao, có bao la đấy thôi nhưng thật dữ dội, đầy rẫy những hiểm nguy trực chờ. Bức tranh núi rừng quá thơ như được vẽ nên thật hùng vĩ, hoang vu. Dốc "khúc khuỷu", dốc "thăm thẳm" vừa cao chót vót lại vừa sâu đến tận cùng. Những từ láy được Quang Dũng sử dụng đã đặc tả cảnh núi non một cách khái quát mà cũng đầy cụ thể, cảnh thiên nhiên trong thơ tựa một nét chấm phá tuyệt vời để khắc hoạ nên hình ảnh những người lính trẻ Tây Tiến kiên cường, dũng cảm, không ngại gian khó, quyết chí vững lòng.
Thiên nhiên trong cảm hứng của Quang Dũng còn rất mực thơ mộng, tươi tắn và đầy lãng mạn.
" Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Nếu như ở Sài Khao cảnh sương lấp khiến chặng đường hành quân khó khăn mịt mờ thì chốn Mường Lát lại khiến con người không khỏi thổn thức trước vẻ đẹp kiều diễm của những bông hoa của núi rừng hoang vu trong đêm hơi. Hoa về xua tan đi những màn sương lạnh lẽo, mang đến không gian thật nhẹ nhàng và đầy ấm áp.
" Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"
Dưới ngòi bút trữ tình của Quang Dũng, những cơn mưa rừng bất chợt về thật đẹp và lãng mạn. Trên đỉnh núi cao chót vót, ngắm nhìn những ngôi nhà Pha Luông phía xa kia thật khiến người chiến sĩ thêm nhớ da diết con người Tây Bắc, cũng là động lực để họ chiến đấu hết mình vì nhân dân, vì Tố quốc.
Dường như thiên nhiên Tây Tiến trở thành một phần tốt đẹp không gì có thể thay thế được trong sâu thẳm trái tim người chiến sĩ. Mỗi dáng hình, mỗi vẻ đẹp của thiên nhiên đều được tác giả dành trọn tình thương mến, mỗi nỗi niềm bâng khuâng khôn tả:
" Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Trong một chiều sương mỏng, nơi dòng sông xa xôi có những cánh lau phất phơ mang như mang theo nỗi nhớ của người lính. Những dòng nước, những con người, những cánh hoa,...tất cả đều rất đỗi dịu dàng, bình dị và đầy thương nhớ. Cảm hứng thiên nhiên là một mạch nguồn không bao giờ cạn trong trái tim mỗi người thi sĩ. Những khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên đều được tác giả bắt kịp mà viết nên những vần thơ sinh động và hồn nhất. Chính tình yêu thiên nhiên, chính nỗi nhớ tha thiết vùng đất Tây Bắc với những con người tình cảm và giàu yêu thương ấy mà Quang Dũng đã làm nên một tuyệt phẩm đầy tự hào trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt.
Em vẫn từng nghe được ở đâu đó rằng thiên nhiên chính là cái hồn thi sĩ, và có lẽ, khi đọc Tây Tiến của Quang Dũng, em càng thấu hiểu hơn thêm câu nói đó, một con người dữ dội trong từng cảm xúc, tài hoa trong từng nét bút mà cũng chất chứa một tâm hồn lãng mạn, tin yêu. Thật cảm ơn người lính trẻ tài năng đã để lại cho thế hệ sau những vần thơ đẹp nhiều đến thế, để chúng em thêm hiểu và tự hào về một vùng đất Tây Bắc sơn thủy hữu tình.
Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài văn mẫu này sẽ giúp ích cho các em có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng hay để hoàn thiện bài văn của mình. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên, các em có thể tham khảo các môn học khác tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích đoạn 3 Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc Phân tích khổ 3 Tây Tiến - Văn mẫu 12
- Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (8 mẫu) Phân tích bài hồn Trương Ba da hàng thịt - Văn mẫu 12
- Phân tích người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa Người đàn bà làng chài - Văn mẫu 12
- Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ thơ 3 Hình tượng người lính Tây Tiến - Văn mẫu 12
- Tác giả - Tác phẩm: Tây Tiến (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật) Tây Tiến tác giả, tác phẩm - Văn mẫu 12
- Đề thi học kì 2 Toán 12 Sở GD&ĐT Tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 2022 Đề thi học kì 2 Toán 12
- Đề thi đánh giá năng lực năm 2022 của Bộ công An Đề thi đánh giá năng lực năm 2022
- Tả cảnh thiên nhiên trong 8 câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến Bài thơi Tây Tiến
- Phân tích đoạn cuối bài thơ Tây Tiến Phân tích Tây Tiến - Văn 12
- Phân tích nét độc đáo, mới mẻ của hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài thơ Tây Tiến
- Phân tích từ Hoa trong bài Tây Tiến của Quang Dũng Phân tích Tây Tiến - Văn 12
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến của Quang Dũng (14 mẫu) đặc sắc Phân tích khổ 1 Tây Tiến - Văn mẫu 12
- Tuyển chọn 8 bài Phân tích Tây Tiến của Quang Dũng ấn tượng Phân tích thơ Tây Tiến - Văn mẫu 12
- Công thức tính nhanh số đồng phân Công thức giải nhanh bài tập Hóa học
- Tổng hợp Sơ đồ tư duy lớp 12 Sơ đồ tư duy lớp 12