Đáp án phần II Đề thi thử lên lớp 10 môn Ngữ Văn lần 3 năm 2017 trường chuyên Nguyễn Huệ
Bài làm:
Phần II (4.0 điểm)
a. Mở bài:
- Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, của lòng người. (0,25đ)
- Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. (0,25đ)
- Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu lúc giao mùa từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. (0,5đ)
b. Thân bài:
Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu:
- Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu: Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của ổi chín.
- Từ Bỗng diễn tả sự đột nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời vao thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi
- Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mong, của dòng sông, của tiếng chim và của đá mây.qua sự cảm nhận của làn sương mỏng chùng chình.
- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còng sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã. Sông nước đầy nên mới dềnh dàng nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay vội vã, đó là những đàn cú ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương bắc xa xôi bay vội vã về phương nam.
- Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu,đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chan chứa thi vị.
- Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời,buông thõng xuống, câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dúng từ sáng tạo
Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu
- Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa: mùa hạ-thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ vẫn còn, vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật.
- Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi những khó khăn thử thách, từng trải được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn trong cuộc đời mỗi con người.
c. Kết bài:
- Tác giả sử dụng thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ,…các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của dịu dàng êm ả của đất trời khi sang thu.
- Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.
Xem thêm bài viết khác
- Về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, có viết: “Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác".
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Phòng GD Đống Đa, Hà Nội năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THPT Hoành Bồ
- Đề thi vào 10 chuyên Văn tỉnh Bình Phước năm 2022
- Đề thi chuyên Văn lớp 10 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định năm 2022
- Viết một đoạn văn ngắn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bình Định năm 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2022
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Phòng GD Cẩm Khê
- Đề ôn thi môn ngữ văn lớp 9 lên 10 (đề 14)
- Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn Phòng GD Thạch Thành năm 2022
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Lạng Sơn năm 2022