Đề 3: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018

Đề 3: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm

Câu 1. Anh B (có vợ, 2 con nhỏ, bố mẹ già), anh C (không phải nuôi ai) làm việc cùng công ty với mức lương 10 triệu đồng. Anh C phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn anh B thì không. Việc đóng thuế của anh C thể hiện

  • A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  • B. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  • C. bất bình đẳng về thực hiện nghĩa vu trước pháp luật.
  • D. bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.

Câu 2. Nội dung nào sau đây biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  • A. Pháp luật yêu cầu với các tài sản có giá trị khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ, chồng.
  • B. Người chồng giao hẳn mọi công việc trong gia đình cho người vợ đảm nhiệm.
  • C. Vợ chồng có quyền về tài sản riêng.
  • D. Vợ, chồng có trách nhiệm như nhau trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

Câu 3. Nam thanh niên đủ điều kiện theo qui định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Tuân thủ pháp luật

Câu 4. Trong giờ làm việc anh B bị lãnh đạo nhắc nhỡ do bỏ ra ngoài hút thuốc và làm việc riêng.Anh B đã không rút kinh nghiệm, mà anh B còn tỏ thái độ bất cần và chống đối. Anh B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

  • A. Hình sự.
  • B. Dân sự.
  • C. Kỷ luật.
  • D. Hành chính.

Câu 5. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

  • A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
  • B. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.
  • C. Giữa con đẻ và con nuôi có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình
  • D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 6. Hiện nay, nền kinh tế nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?

  • A. 3 thành phần
  • B. 6 thành phần.
  • C. 4 thành phần.
  • D. 5 thành phần.

Câu 7. Quyền nhân thân được hiểu là

  • A. quyền của những người thân trong gia đình.
  • B. quyền về tài sản và tinh thần gắn với một người cụ thể, có thể chuyển giao.
  • C. quyền của các thành viên trong gia đình.
  • D. là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác.

Câu 8. Học sinh tham gia tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Quốc phòng, an ninh
  • B. Kĩ thuật, quân sự.
  • C. Tiếp cận và hội nhập
  • D. Hợp tác và phát triển.

Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

  • A. Người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận để ký hợp đồng
  • B. Bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do ngôn luận.
  • C. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • D. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

Câu 10. Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm

  • A. nhà nước tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.
  • B. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.
  • C. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.
  • D. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam

Câu 11. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới

  • A. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
  • B. quan hệ lao động và quan hệ kinh tế.
  • C. quan hệ tài sản
  • D. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

Câu 12. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào?

  • A. Trái luật, có lỗi, do người không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  • B. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  • C. Đúng luật, có lỗi, do mọi người thực hiện.
  • D. Trái luật, có lỗi, do công dân thực hiện.

Câu 13. Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?

  • A. Áo, quần.
  • B. Vải.
  • C. Máy khâu.
  • D. Kim chỉ.

Câu 14. Trước khi lấy chồng chị S được bố mẹ cho thừa kế ngôi nhà riêng mang tên chị S. Một năm sau khi hội khuyến học của phường liện hệ với chị S muốn mượn ngôi nhà để mở xưởng sản xuất tăm tre, chị S đã đồng ý mặc dù chồng và gia đình chồng không đồng tình.Chị S không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

  • A. Tài sản.
  • B. Thân nhân.
  • C. Nhân thân.
  • D. Gia đình.

Câu 15. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?

  • A. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
  • B. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
  • C. Khi tiền làm phương tiện lưu thông thúc đẩy mua bán hàng hóa.
  • D. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

Câu 16. Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

  • A. Hàng hóa , tiền tệ, người mua, người bán
  • B. Hàng hóa, người mua, người bán, siêu thị.
  • C. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
  • D. Người mua, người bán, tiền tệ, trung tâm thương mại.

Câu 17. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm cuối mùa, chị B giám đốc điều hành hãng thời trang X quần áo ấm quyết định đồng loạt giảm giá vào giữa mùa đông. Chị B đã vận dụng phù hợp chức năng nào dưới đây của thị trường?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng
  • B. Chức năng thông tin.
  • C. Chức năng quyết định.
  • D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng hay giá trị.

Câu 18. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội vì

  • A. nó là nội dung tồn tại của xã hội.
  • B. đây là hình thức tồn tại của xã hội.
  • C. đây là lí do tồn tại của xã hội.
  • D. nó là cơ sở tồn tại của xã hội.

Câu 19. A và B là bạn cùng lớp do tò mò vì thấy A hay nhắn tin điện thoại nên B lợi dụng lúc A đi ra ngoài đã lấy trộm và cùng với C bạn cùng lớp đọc tin nhắn, không ngờ lúc đó A đi vào trong lúc hai bên cãi vã thì chiếc điện thoại rơi xuống đất và hỏng. B và C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  • A. Bất khả xâm phạm về sức khỏe.
  • B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • C. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, thư tín.
  • D. Bất khả xâm phạm về tài sản.

Câu 20. Tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt vì

  • A. nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa
  • B. nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ.
  • C. nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
  • D. nó chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển mạnh mẽ.

Câu 21. Là bạn thân lại làm chung 1 công ty nên anh D quản đốc luôn tạo điều kiện cho anh B thường xuyên ra ngoài làm việc riêng. Quản đốc D và anh B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

  • A. Dân sự.
  • B. Kỷ luật.
  • C. Hình sự.
  • D. Hành chính.

Câu 22. Khi cán bộ D làm nhiệm vụ khám xét nhà đối với ông B (có hành vi vi phạm pháp luật) ông B không hợp tác mà chống đối và xúc phạm cán bộ D. Nên cán bộ D đã lăng nhục và đánh ông B sái tay, làm rơi vỡ một số vật dụng trong gia đình. Cán bộ D không vi phạm quyền nào dưới đây?

  • A. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân.
  • B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. Được bảo hộ về sức khỏe.

Câu 23. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

  • A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
  • B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • C. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
  • D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

Câu 24. Chị Xuân được nhận vào làm việc ở công ty may G. Sáng nay Giám đốc yêu cầu chị đến kí hợp đồng, khi đọc bản hợp đồng chị không thấy phần nội dung công việc mình phải làm, nên chị đang phân vân. Chị Xuân nên

  • A. yêu cầu bổ sung và cũng không cần kí bản hợp đồng đó mà làm việc luôn.
  • B. kí bản hợp đồng và sau đó nhờ chính quyền can thiệp.
  • C. yêu cầu Giám đốc bổ sung vào bản hợp đồng nội dung còn thiếu.
  • D. chấp nhận vì dù sao chị cũng được nhận vào công ty làm.

Câu 25. Là hàng xóm nhưng quan hệ giữa gia đình bà Q và bà T không được tốt vì vậy khi thấy gia đình bà T có nuôi được đàn gà mấy chục con đang có ý định bán để lấy tiền tiêu tết.Vô tình phát hiện gia đình bà T có việc phải về quê đến muộn nên anh L con trai bà Q rủ bạn là anh B lẻn vào và bí mật bỏ thuốc chuột vào thức ăn của đàn gà, sáng mai khi thấy đàn gà nằm chết la liệt. Nghi ngờ gia đình bà Q. Bà T thuê anh V sang đập phá đồ đạc nhà bà Q và đánh anh L phải đi cấp cứu. Hành vi của những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

  • A. Anh L, anh V và bà T.
  • B. Bà Q và bà T, anh V.
  • C. Anh B, anh V,anh L và bà T.
  • D. Anh B, anh V và anh L.

Câu 26. Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc

  • A. phổ thông.
  • B. công khai.
  • C. trực tiếp.
  • D. bình đẳng.

Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  • A. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.
  • B. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.
  • C. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.
  • D. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.

Câu 28. .Giá trị sử dụng của hàng hoá nói lên điều gì?

  • A. Đặc điểm của sản phẩm
  • B. Hiệu quả của sản phẩm.
  • C. Công dụng của sản phẩm.
  • D. Tác dụng của sản phẩm.

Câu 29. Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra trên biển hai cán bộ cảnh sát biển anh G và anh Y phát hiện bắt giữ và lập biên bản tàu mang biển hiệu SH53 vận chuyển một số mặt hàng cấm. Trong lúc cán bộ G đang lập biên bản thì cán bộ Y nhận hối lộ và đề nghị cán bộ G bỏ qua. Cán bộ G cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

  • A. Phán quyết.
  • B. Điều tra.
  • C. Tố cáo.
  • D. Khiếu nại.

Câu 30. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Đó là hình thức nào của thực hiện pháp luật?

  • A. Áp dụng pháp luật.
  • B. Tuân thủ pháp luật.
  • C. Thi hành pháp luật.
  • D. Sử dụng pháp luật.

Câu 31. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào?

  • A. Lĩnh vực kinh doanh.
  • B. Trong quan hệ nhân thân.
  • C. Trong giao kết hợp đồng lao.
  • D. Lĩnh vực gia đình.

Câu 32. Dịp tết Nguyên Đán sắp tới biết nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên chị T và N cùng kinh doanh một số lương thực thực phẩm tại ki ốt của mình nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ khi cán bộ thị trường tên H kiểm tra đã lập biên bản và chỉ xử phạt chị N, còn chị T được bỏ qua vì đã có nhờ người quen tên P là em gái của cán bộ H giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

  • A. Chị T, N và P.
  • B. Chị T, N, và cán bộ H.
  • C. Chị T, N, P và cán bộ H.
  • D. Chị T, P và cán bộ H.

Câu 33. Do mẫu thuẫn bởi tin nhắn trên trang mạng giữa học sinh A và K nên học sinh H tỏ ra tức giận vì K là bạn trai của H. Nên H cùng bạn là Y tìm gặp A để hỏi, lời qua tiếng lại thấy A ra vẻ thách thức nên H và Y đã chủ động đợi lúc tan học đã chặn đường A và đánh dằn mặt, còn K thì đứng quay lại cảnh đánh nhau, rách áo và tung lên mạng. Qúa nhục nhã nên A rơi vào khủng hoảng và đã tìm đến tử tự hậu quả A bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?

  • A. Học sinh H và Y.
  • B. Học sinh K, A và Y.
  • C. Học sinh Y, H và K
  • D. Học sinh A và K.

Câu 34. Để chuẩn bị việc mua nhà cho con trai ở Hà Nội, vợ chồng chị B đã tích lũy được số tiền là 800 triệu đồng và 2 cây vàng. Vợ chồng chị B đã vận dụng chức năng nào dưới đây?

  • A. Hình thức lưu thông.
  • B. Quy trình quyết toán.
  • C. Phương tiện cất trữ.
  • D. Tiền tệ thế giới.

Câu 35. So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh

  • A. hẹp hơn.
  • B. rộng hơn.
  • C. lớn hơn.
  • D. như nhau.

Câu 36. Giá trị của hàng hóa là

  • A. lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hóa.
  • B. lao động các biệt của người sản xuất ra hàng hóa.
  • C. lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
  • D. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa

Câu 37. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

  • A. người đã theo tôn giáo này không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.
  • B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo tự do.
  • C. không phân biệt đối xử giữa người có đạo và không có đạo.
  • D. các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật.

Câu 38. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là gì?

  • A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ.
  • B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra.
  • C. Tịch thu tang vật, phương tiện.
  • D. Phạt tiền, cảnh cáo.

Câu 39. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ

  • A. trực tiếp.
  • B. tập trung.
  • C. đại diện.
  • D. gián tiếp.

Câu 40. Người chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

  • A. từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • C. người dưới 18 tuổi.
  • D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội