Đề 19: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
Đề 19: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới để làm.
Câu 1. Pháp luật là.
- A. Hệ thống các văn bản và nghị đinh do các cấp ban hành và thực hiện.
- B. Những luật và điều luật cụ thể trong cuộc sống.
- C. Là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nướC.
- D. Là hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở ( NH)
- A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
- B. tính hiện đại.
- C. tính cơ bản.
- D. tính truyền thống.
Câu 3. Nội dung cơ bản của pháp luật gồm. ( TH)
- A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
- B. Quy định các hành vi không được làm.
- C. Quy định các bổn phận của công dân.
- D. Các quy tắc xử sự về ( việc được làm, việc phải làm, việc không được làm ).
Câu 4. Chỉ ra đâu là văn bản qui phạm pháp luật (TH)
- A. Nội qui của trường
- B. Điều lệ của đòan thanh niên cộng sản HCM
- C. Điều lệ của hội luật gia Việt Nam
- D. Luật hôn nhân gia đình
Câu 5. Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào? ( VD)
- A. Vi phạm hành chính
- B. Vi phạm dân sự
- C. Vi phạm hình sự
- D. Vi phạm kỉ luật
Câu 6. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu (NB)
- A. là hành vi trái pháp luật.
- B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- C. Lỗi của chủ thể.
- D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 7. Vi phạm kỉ luật là hành vi( NB)
- A. Xâm phạm các quan hệ lao động.
- B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nướC.
- C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động.
- D. Câu A và B.
Câu 8. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật(NB)
- A. cho phép làm
- B. cấm
- C. không cấm
- D. không đồng ý
Câu 9. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 150. 000 đồng. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã( VD)
- A. sử dụng pháp luật
- B. tuân thủ pháp luật
- C. thi hành pháp luật
- D. áp dụng pháp luật
Câu 10. Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này chị C đã( VD)
- A. không sử dụng pháp luật
- B. không tuân thủ pháp luật
- C. không thi hành pháp luật
- D. không áp dụng pháp luật
Câu 11. Theo quy định của Nhà nước ta ai có quyền tham gia quản lý Nhà nước và XH
- A. G/c công nhân
- B. Cán bộ công chức Nhà nước
- C. Những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước.
- D. Tất cả mọi công dân
Câu 12. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
- A. Tất cả các phương án trên
- B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
- C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
- D. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
Câu 13. Hệ thống pháp luật là:
- A. Bao gồm nhiều quy phạm pháp luật.
- B. Bao gồm nhiều chế định pháp luật.
- C. Bao gồm nhiều điều khoản
- D. Bao gồm nhiều ngành luật
Câu 14. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
- A. Thi hành pháp luật.
- B. Tuân thủ pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Sử dụng pháp luật.
Câu 15. Thực hiện pháp luật là :
- A. Làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi hợp pháp của công dân, tổ chức
- B. Áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
- C. Đưa pháp luật vào đời sống của từng công dân
- D. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống
Câu 16. Chủ thể của áp dụng pháp luật là:
- A. tổ chức, cơ quan.
- B. công chức, cá nhân có thẩm quyền.
- C. cơ quan, công chức có thẩm quyền.
- D. công dân
Câu 17. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là
- A. áp dụng pháp luật.
- B. thi hành pháp luật.
- C. tuân thủ pháp luật.
- D. sử dụng pháp luật.
Câu 18. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hung hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào?
- A. trách nhiệm hình sự
- B. trách nhiệm hành chính
- C. trách nhiệm dân sự
- D. trách nhiệm kỉ luật
Câu 19. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :
- A. Áp dụng pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Sử dụng pháp luật.
- D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 20. Thế nào là người có năng lực trách nhiệm pháp lý ?
- A. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật
- B. Là người đạt một độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình
- C. Là người tự quyết định cách xử sự của mình và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện
- D. Là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
Câu 21. Chị B bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con nhỏ, chị B cần căn cứ vào quyền nào để bảo vệ mình
- A. Quyền nhân thân
- B. Quyền bình đẳng
- C. Quyền khiếu nại
- D. Quyền tố cáo
Câu 22. Những bất lợi khi sống chung mà không đăng ký kết hôn giữa nam và nữ là
- A. Không phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng
- B. Không phát sinh quan hệ gia đình
- C. Tòa án không thể xử lí li hôn theo luật HNGĐ
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 23. Theo hiến pháp nước ta đối với công dân lao động là:
- A. Nghĩa vụ
- B. Bổn phận
- C. Quyền và nghĩa vụ.
- D. Quyền lợi
Câu 24. Việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nào
- A. UBND cấp huyện của 1 trong 2 bên nam, nữ
- B. Thôn, bản, khối phố
- C. Nhà thờ.
- D. UBND cấp xã của 1 trong 2 bên nam, nữ
Câu 25. Người chưa thành niên , theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ :
- A. 18 tuổi
- B. 16 tuổi
- C. 15 tuổi
- D. 17 tuổi
Câu 26. Pháp luật là phương tiện để các công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?
- A. Quyền và nghĩa vụ của mình
- B. Các quyền của mình
- C. Quyền, lợi ích hợp pháp của mình
- D. Lợi ích kinh tế của mình
Câu 27. Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?
- A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
- B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH
- C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 28. Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký kết hôn không
- A. Không đăng ký nhưng phải báo cáo thôn, khối phố
- B. Phải đăng ký
- C. Không cần đăng ký
- D. Không đăng ký nhưng phải báo UBND cấp xã
Câu 29. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
- A. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không bị xử lí.
- B. Công dân ở bất kì độ tuổi nào đều bị xử lí như nhau
- C. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật
- D. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật
Câu 30. Cửa hàng internet của chị C mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11h đêm thuộc loại vi phạm nào
- A. Vi phạm kỉ luật
- B. vi phạm hành chính
- C. Vi phạm hình sự
- D. Vi phạm dân sự
Câu 31. Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là
- A. Quyền tự do nhất
- B. Quyền tự do cơ bản nhất
- C. Quyền tự do quan trọng nhất
- D. Quyền tự do cần thiết nhất
Câu 32. “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. ” là một nội dung thuộc
- A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 33. “Pháp luật qui định rõ các trường hợp và cơ quan thẩm quyền bắt, giam, giữ người. ” là một nội dung thuộc
- A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 34. “Trên cơ sở pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân, coi đó là quyền bảo vệ con người – quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ” là một nội dung thuộc
- A. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- C. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 35. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của
- A. Nhân dân
- B. Công dân
- C. Nhà nước
- D. Lãnh đạo nhà nước
Câu 36. Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của
- A. Nhân dân
- B. Công dân
- C. Nhà nước
- D. Lãnh đạo nhà nước
Câu 37. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
- B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
- C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án
- D. Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
Câu 38. Đặt đièu nói xấu người khác là vi phạm quyền
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
- D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 39. Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
- D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 40. Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
- D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Xem thêm bài viết khác
- Đề 15: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 10
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 317 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 306
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 9
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 316 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn GDCD kì thi THPT năm 2017, đề số 4
- Đề và đáp án môn Công dân mã đề 323 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề 11: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn GDCD mã đề 319
- Đề 3: Luyện thi THPTQG môn GDCD năm 2018