Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018

3 lượt xem

Đề 4: Luyện thi THPTQG môn Sử năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới

Câu 1: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

  • A. Đã hoàn toàn kết thúc
  • B. Bước vào giai đoạn kết thúc
  • C. Đang diễn ra vô cùng ác liệt
  • D. Bùng nổ và ngày càng lan rộng

Câu 2: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là

  • A. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh
  • B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do
  • C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
  • D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường

Câu 3: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở

  • A. Châu Á
  • B. Châu Phi
  • C. Châu Âu
  • D. Châu Mĩ

Câu 4: Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc "Chiến tranh lạnh"?

  • A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
  • B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
  • C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan
  • D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven

Câu 5: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là

  • A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào
  • B. Campuchia, Malaixia, Brunây
  • C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia
  • D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin

Câu 6: Sau khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?

  • A. Đa cực
  • B. Một cực nhiều trung tâm
  • C. Đa cực nhiều trung tâm
  • D. Đơn cực

Câu 7: Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của

  • A. Sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế
  • B. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
  • C. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia
  • D. Quá trình thống nhất thị trường thế giới

Câu 8: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  • B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
  • C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ
  • D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất

Câu 9: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

  • A. Người nhà quê
  • B. Tin tức
  • C. Tiền phong
  • D. Dân chúng

Câu 10: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

  • A. Tự do và dân chủ
  • B. Độc lập và tự do
  • C. Ruộng đất cho dân cày
  • D. Đoàn kết với cách mạng thế giới

Câu 11: Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là

  • A. Nông dân
  • B. Công nhân
  • C. Tư sản dân tộc
  • D. Tiểu tư sản trí thức

Câu 12: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?

  • A. Đảng Thanh niên
  • B. Đảng Lập hiến
  • C. Việt Nam Quốc dân Đảng
  • D. Việt Nam nghĩa đoàn

Câu 13: Cho các sự kiện sau:

1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

2. Quân Nhật vượt biên giới Việt-Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam.

3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

  • A. 2, 3 ,1
  • B. 1, 2, 3
  • C. 3, 2, 1
  • D. 1, 3, 2

Câu 14: Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

  • A. Nạn đói
  • B. Giặc dốt
  • C. Tài chính
  • D. Giặc ngoại xâm

Câu 15: "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong

  • A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946)
  • B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)
  • C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966)
  • D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951)

Câu 16: Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

  • A. Thượng Lào năm 1954
  • B. Điện Biên Phủ năm 1954
  • C. Việt Bắc thu - đông năm 1947
  • D. Biên giới thu - đông năm 1950

Câu 17: Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược?

  • A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
  • B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968
  • C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972
  • D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Câu 18: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

  • A. Tự do
  • B. Tự trị
  • C. Tự chủ
  • D. Độc lập

Câu 19: Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị

  • A. Toàn dân kháng chiến
  • B. Kháng chiến kiến quốc
  • C. Kháng chiến toàn diện
  • D. Trường kì kháng chiến

Câu 20: Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào?

  • A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện
  • B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường
  • C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp
  • D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch

Câu 21: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

  • A. Phòng ngự
  • B. Đánh phân tán
  • C. Đánh tiêu hao
  • D. Đánh lâu dài

Câu 22: Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953-1954 là tiến công vào

  • A. Vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp
  • B. Những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu
  • C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava
  • D. Toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia

Câu 23: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là

  • A. Thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn
  • B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị
  • C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội
  • D. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước

Câu 24: Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là

  • A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
  • B. Hướng về các nước châu Á
  • C. Hướng mạnh về Đông Nam Á
  • D. Cải thiện quan hệ với Liên Xô

Câu 25: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

  • A. Cục diện "Chiến tranh lạnh"
  • B. Xu thế toàn cầu hóa
  • C. Sự hình thành các liên minh kinh tế
  • D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập

Câu 26: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

  • A. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
  • B. Giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
  • C. Toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai
  • D. Nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột

Câu 27: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

  • A. Lí luận Mác - Lênin
  • B. Lí luận đấu tranh giai cấp
  • C. Lí luận cách mạng vô sản
  • D. Lí luận giải phóng dân tộc

Câu 28: Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

  • A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc
  • B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến
  • C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương
  • D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức

Câu 29: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

  • A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ
  • B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội
  • C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết
  • D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng

Câu 30: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

  • A. Phát xít Nhật
  • B.Đ ế quốc Anh
  • C. Thực dân Pháp
  • D. Trung Hoa Dân Quốc

Câu 31: Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

  • A. "Đồng khởi"
  • B. Phá "ấp chiến lược"
  • C. "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công"
  • D. "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt"

Câu 32: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

  • A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam
  • B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị
  • C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền
  • D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh

Câu 33: Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

  • A. Bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra
  • B. Kết thúc chiến tranh trong danh dự
  • C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
  • D. Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh

Câu 34: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây
  • B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc
  • C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít
  • D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển

Câu 35: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  • A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật
  • B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
  • C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm
  • D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động

Câu 36: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930-1945 là

  • A. Đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc
  • B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ
  • C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày
  • D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh

Câu 37: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của

  • A. Công, nông, binh
  • B. Toàn thể nhân dân
  • C. Công nhân và nông dân
  • D. Công, nông vàtrí thức

Câu 38: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là

  • A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù
  • B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước
  • C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
  • D. Không vi phạm chủ quyền dân tộc

Câu 39: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

  • A. Có tính chất dân tộc
  • B. Chỉ có tính dân chủ
  • C. Không mang tính cách mạng
  • D. Không mang tính dân tộc

Câu 40: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

  • A. Các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển
  • B. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ
  • C. Không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa
  • D. Đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội