Địa lí 7: Tìm hiểu các quốc gia có thu nhập bình quân cao nhất thế giới
81 lượt xem
Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người có sự thay đổi theo từng năm, do ảnh hưởng nhiều điều kiện chi phối như sự phát triển của nền kinh tế, số dân gia tăng... tuy nhiêu có thể thấy những nước nằm trong bảng xếp hạng nhiều năm chủ yếu là các quốc gia dưới đây
1. Qatar
- Tuy chỉ rộng 11.500 km2 và có 2,5 triệu dân, nhưng đất nước vùng Tây Nam Á Qatar có trữ lượng khí gas tự nhiên và dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới. Năm 2022 tới đây, Qatar vinh dự là quốc gia đầu tiên của thế giới Arab được đăng cai tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh FIFA World Cup. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng tại đất nước này thời gian qua càng được chính phủ đầu tư và phát triển.
- Kinh tế Qatar chủ yếu dựa vào ngành năng lượng và dịch vụ. Bất chấp giá dầu giảm, đây vẫn là một trong những nước sản xuất dầu và khí đốt nhiều nhất thế giới. Tỉ lệ thất nghiệp tại đất nước Tây Á này chỉ là dưới 0,1%. Thu nhập bình quân đầu người (PPP) lên tới 129.512 USD/người/năm (tương đương khoảng 3 tỷ đồng/người/năm) và người dân cũng hoàn toàn không phải đóng thuế thu nhập.
2. Luc-xem-bua
- Quốc gia nhỏ bé của khu vực Tây Âu chỉ có hơn 500.000 dân và rộng 2500 km2. Tuy vậy, họ là thành viên sáng lập của rất nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên minh châu Âu, OECD, Liên Hiệp quốc, NATO… nhờ sự đồng thuận chính trị theo hướng hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg City là một trong 3 thủ đô chính thức của Liên minh Châu Âu.
- Nhờ có ngành dịch vụ tài chính ngân hàng hết sức mạnh mẽ và sôi động, quốc gia này có một nền kinh tế thịnh vượng và rất ổn định, nợ công rất thấp. Luxembourg được xem là một thiên đường thuế, là trung tâm tập trung các quỹ đầu tư lớn thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, và là trung tâm ngân hàng tư nhân quan trọng nhất châu Âu.
- Do phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động đầu tư tài chính, vì vậy nền kinh tế tại Luxembourg đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh, thu nhập của người dân khoảng 100.911 USD/người/năm (tương đương khoảng 2,3 tỷ đồng/người/năm
3. Singapore
- Quốc đảo nhỏ bé này tiếp tục là một ứng cử viên mạnh mẽ cho quốc gia giàu nhất thế giới. Nền kinh tế tăng trưởng hơn 2,5% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên và không có dấu hiệu chậm lại. Rào cản lớn nhất mà Singapore cần vượt qua là hình ảnh của nó như một lĩnh vực chỉ dành cho chuyên gia. GDP của Singapore bình quân đầu người là khoảng 90.530 USD.
- Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm hòn đảo nhỏ bé này đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á. Trong bảng xếp hạng “Global Financial Centres Index” mới công bố, Singapore lần đầu tiên vượt qua Hong Kong để trở thành trung tâm tài chính lớn thứ 3 toàn cầu (chỉ sau London và New York).
- Đất nước dân chủ với nền tảng kinh tế vững chắc, chính sách thu hút người tài từ tứ xứ đến cống hiến, thặng dư tài khoản vãng lai lớn, Singapore giờ đây đã không còn chỉ là “con hổ châu Á” mà đã gặt hái và duy trì được những thành công rực rỡ giữa sự mong manh của nền kinh tế toàn cầu.
4. Thụy Sĩ
- Quốc gia nhỏ bé này nép mình giữa dãy Alps có dân số chỉ dưới 9 triệu và GDP bình quân đầu người hơn 80.000 USD. Ngân hàng, công nghiệp, thương mại quốc tế và chuyên môn hóa lao động là chìa khóa cho nền kinh tế trong nước. Du lịch cũng đóng vai trò thu nhập quan trọng cho Thụy Sĩ.
5. Brunây
- Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng cũng là một đất nước nhỏ bé của khu vực Đông Nam Á – Brunei với diện tích hơn 5000 km2 và dân số chỉ khoảng 500.000 người. Theo ước tính của IMF, đây là một trong hai quốc gia duy nhất có tỷ lệ nợ công là 0% (cùng với Libya). Nền kinh tế của vương quốc này chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên dồi dào.
- Đây là một đất nước còn giữ nguyên các di sản văn hóa truyền thống ngay cả khi bắt kịp với những tiến bộ hiện đại trong công nghệ và công nghiệp. Brunei là quốc gia phát triển thứ hai ở Đông Nam Á sau Singapore. Nền kinh tế của đất nước này phụ thuộc vào dầu khí, xuất khẩu và thương mại với các quốc gia, tuy nhiên, nó có thể giữ ổn định kinh tế do các khoản đầu tư rất đa dạng. Brunei có GDP bình quân đầu người là 76.740 USD.
6. Na Uy
- Quốc gia giàu có nhất của vùng Bắc Âu xếp hạng 6 trong danh sách này về thu nhập đầu người. Đây chính là nước sản xuất nhiu dầu và khí tự nhiên nhất bên ngoài khu vực Trung Đông. Nauy cũng được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên cực kỳ phong phú như khoáng sản, đồ gỗ, đồ biển, thủy điện…
- GDP bình quân đầu người của quốc gia Bắc Âu này là 76.740 $ cho phép 4.970.000 người dân gặt hái những lợi ích của một nền kinh tế mạnh mẽ. Được dẫn dắt bởi đánh cá, tài nguyên thiên nhiên, và thăm dò dầu khí, Na Uy là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ tám, xuất khẩu dầu tinh luyện lớn thứ 9 và xuất khẩu khí thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới.
- Sự sụp đổ giá dầu thời gian qua trên thế giới là một thách thức lớn cho nền kinh tế của quốc gia này. Chính quyền Nauy đã đưa ra nhiều công cụ để đối phó, bao gồm chính sách tiền tệ độc lập, soạn các thể chế mới về về kinh tế vĩ mô… Dẫu vậy, đất nước này đang trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong lịch sử, khi mà nguồn thu từ dầu vẫn chiếm đến 1/4 GDP toàn quốc,
7. Kuwait
- Đất nước Tây Á có dân số trên 4 triệu người nhưng có đến 70% là dân di cư. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác tại Kuwait từ năm 1938. Theo thống kê, đất nước này có trữ lượng dầu lớn thứ 6 trên thế giới. Đồng tiền Kuwaiti Dinar là đơn vị tiền tệ có giá trị cao nhất trên hành tinh.
- Trong khi một số quốc gia bị tác động tiêu cực bởi việc giảm giá dầu, nền kinh tế Kuwait vẫn giữ vững. Kuwait đã đầu tư một phần lớn tiền để thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực khác và kết quả khá ấn tượng. GDP bình quân đầu người của Kuwait chỉ ở mức 70.000 USD, nhưng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đã giành được rất lâu trước khi họ đạt đến đỉnh của bảng xếp hạng.
8. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất
- UAE là một liên bang gồm 7 tiểu vương quốc giàu có ở vùng Trung Đông, mà nổi tiếng và thịnh vượng nhất là thủ đô Abu Dhabi và Dubai. Trong hơn 9 triệu cư dân, có đến gần 8 triệu người là dân di cư tới đây. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 7 thế giới, nền kinh tế UAE phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.
- Những năm gần đây, chính phủ quốc gia này đang rất nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế đất nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Các nhóm ngành công nghệ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe… được đặc biệt coi trọng và nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước. Hiện thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP tại UAE là khoảng 67.200 USD.
9. Thuỵ Sĩ
- Cộng hòa Liên bang Thụy Sĩ nằm ở Trung và Tây Âu, quốc gia này có 2 thành phố là trung tâm kinh tế toàn cầu cũng như có chất lượng sống cực cao là Zurich và Geneva. Thụy Sĩ nổi tiếng là một nước yêu hòa bình, họ không tham gia bất cứ trận chiến nào kể từ năm 1815. Đây cũng là nơi khai sinh Hội chữ Thập đỏ quốc tế Red Cross và là quê nhà của rất nhiều tổ chức quốc tế. Tuy vậy, quốc gia này không tham gia Liên minh Châu Âu (EU).
- GDP (PPP) cho mỗi công dân Thụy Sĩ là 65.741 $. Ngân hàng Thụy Sĩ và các tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế đất nước này. Điều quan trọng cần lưu ý là một số tài khoản của những người giàu nhất thế giới và các công ty hàng đầu thế giới cũng được gửi tại Thụy Sĩ và do đó Thụy Sĩ có nhiều vốn dư thừa để sử dụng cho mục đích đầu tư. Zurich và Geneva, thành phố nổi tiếng nhất của Thụy Sĩ, luôn được xếp hạng trong mười thành phố có tiêu chuẩn sống cao nhất trên thế giới.
10. Hoa Kì
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ rộng 9,9 triệu km2 với trên 320 triệu người, đứng thứ 3 toàn cầu về cả diện tích lẫn dân số. Nhiều năm nay đây vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới kể cả tính theo GDP danh nghĩa lẫn GDP thực tế. Đất nước này còn là thế lực quân sự “đáng gờm” nhất, ngân sách dành cho quốc phòng của họ chiếm đến 23% tổng GDP và bằng 34% cả thế giới gộp lại.
- Trong khi hầu hết các quốc gia trong danh sách 10 đất nước giàu nhất thế giới hiện nay có dân số thấp, thật ấn tượng khi nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ, có thể duy trì mức GDP bình quân đầu người (PPP) lên đến 64.770 $, khi dân số hơn 310 triệu người.
- Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, đồng thời là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ nhì hành tinh. Đất nước có nền kinh tế hết sức đa dạng: năng lượng, công nghệ cao, tài chính ngân hàng, công nghiệp sản xuất, bán lẻ, nông nghiệp…
Xem thêm bài viết khác
- Cách nhận xét biểu đồ hình tròn
- Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là?
- Tại sao nói đới lạnh là hoang mạc lạnh của Trái Đất
- Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường?
- Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới
- Dựa vào bảng tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và phân bố dân cư thế giới theo các châu lục, hãy cho biết châu lục nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất
- Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây của An-đét lại có hoang mạc.
- Môi trường Xích đạo ẩm có những đặc điểm gì?
- Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với quá tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi?
- Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ
- Nguyên nhân bùng nổ dân số là gì
- Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là