Dựa vào hình 1 và sự hiểu biết của bản thân, hãy: Liên kết các kiểu loại địa hình của nước ta. Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình trên lược đồ.
A. Hoạt động khởi động
Dựa vào hình 1 và sự hiểu biết của bản thân, hãy:
- Liên kê các kiểu loại địa hình của nước ta.
- Nêu những hiểu biết của em về một kiểu loại địa hình trên lược đồ.
Bài làm:
Quan sát hình 1 ta thấy:
Nước ta có các kiểu loại địa hình:
- Núi cao
- Núi trung bình
- Núi thấp
- Núi trung bình và núi thấp đá vôi
- Cao nguyên và bazan
- Đồi
- Bán bình nguyên phù sa cổ
- Đồng bằng phù sa mới.
Những hiểu biết của em về địa hình núi cao:
Các khu vực núi cao ở Việt Nam với các đỉnh núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền và ở vùng biên giới, đặc biệt là ở biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu và biên giới phía tây thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tiêu biểu cho địa hình núi cao ở Việt Nam là dãy núi Hoàng Liên Sơn, dài 180km theo hướng tây bắc - đông nam từ biên giới phía bắc thuộc hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu cho đến Yên Bái. ở đây có đỉnh Phanxipăng (3143m) cao nhất Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương, đỉnh Tả Yang Phình (3096m) và các đỉnh núi cao khác như Phu Luông (2985), Sà Phình (2874m). Ngoài ra còn có hàng chục đỉnh cao trên 2000m.
Ở khu vực phía nam của dãy núi Trường Sơn cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m như Ngọc Lính (2598m), đỉnh Ngọc Kring (2025m) ở Kon Tum, đỉnh Vọng Phu (2051m) ở Khánh Hoà, đỉnh Chư Yang Sin (2405m) ở Đắc Lắc.
Xem thêm bài viết khác
- Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?
- Đọc thông tin, hãy: Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.
- Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước.
- Soạn bài 19: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Soạn bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884
- Hình 1 đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người. Em biết gì về nội dung đó?
- Quan sát hình ảnh và cho biết: Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?
- Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào: Địa hình cacxto, địa hình cao nguyên bazan và địa hình đồng bằng phù sa mới.
- Soạn bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có kết cục như thế nào.