Giải toán VNEN 6 bài 15: Tính chất của phép nhân
Giải bài 15: Tính chất của phép nhân - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 110 . Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
- Em đố bạn nhắc lại các tính chất của phép nhân các số tự nhiên và cho ví dụ.
Trả lời:
* Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a với mọi số tự nhiên a và b.
Ví dụ: 2.5 = 5.2.
* Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b).c = a.(b.c) với mọi số tự nhiên a, b và c.
Ví dụ: (2.5) .6 = 2. (5.6).
- Tính và so sánh:
a) (+3).(-2) và (-2).(+3); b) (-5).(-7) và (-7).(-5);
c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)]; d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3).
Trả lời:
a) (+3).(-2) và (-2).(+3)
(+3).(-2) = -(3.2) = -6; (-2).(+3) = -(2.3) = -6.
Như vậy: (+3).(-2) = (-2).(+3)
b) (-5).(-7) và (-7).(-5)
(-5).(-7) = 5.7 = 35; (-7).(-5) = 7.5 = 35.
Như vậy: (-5).(-7) = (-7).(-5)
c) [4.(-6)] . (-8) và 4. [(-6).(-8)]
[4.(-6)] . (-8) = (-24).(-8) = 192; 4. [(-6).(-8)] = 4. 48 = 192;
Như vậy: [4.(-6)] . (-8) = 4. [(-6).(-8)]
d) 9. [(-2) + (-3)] và 9. (-2) + 9. (-3)
9. [(-2) + (-3)] = 9.(-5) = -45; 9. (-2) + 9. (-3) = (-18) + (-27) = -45.
- Nhận xét về kết quả của các phép tính trên.
Trả lời:
Các phép tính trên có kết quả như nhau theo từng cặp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập:
Câu 1: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính: a) 15 . (-2) . (-5) . (-6); b) 4 . 7 . (-11) . (-2).
Câu 2: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Thay một thừa số bằng tổng để tính:
a) -57 . 11; b) 75 . (-21).
Câu 3: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính: a) (37 – 17) . (-5) + 23 . (-13 – 17); b) (-57) . (67 – 34) – 67 . (34 – 57).
Câu 4: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính nhanh: a) (-4) . (+125) . (-25) . (-6) . (-8); b) (-98) . (1 – 246) – 246 . 98.
Câu 5: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Viết các tích sau dưới dạng lũy thừa:
a) (-5) . (-5) . (-5) . (-5) . (-5); b) (-2) . (-2) . (-2) . (-3) . (-3) . (-3).
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 111 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Đố vui:
Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng không? Vì sao?
Bạn An nói rằng bất kì số nguyên nào lũy thừa bậc chẵn cũng là số nguyên dương. Bạn An nói có đúng không? Vì sao?
Câu 2: Trang 112 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Tính: a) 237 . (-26) + 26 . 137; b) 63 . (-25) + 25 . (-23).
Câu 3: Trang 112 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
Không tính, hãy so sánh:
a) (-2) . (-3) . (-2014) với 0; b) (-1) . (-2) . … . (-2014) với 0.
Xem thêm bài viết khác
- Giải phần E trang 7 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Đối với tích của nhiều thừa số bằng nhau, ví dụ 5.5.5.5 ta có thể viết gọn như thế nào?
- Giải câu 2 trang 99 sách toán VNEN lớp 6 tập 1
- Cho biết: Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
- Giải câu 3 trang 66 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải toán VNEN 6 bài 10: Quy tắc chuyển vế
- Giải câu 1 trang 98 sách toán VNEN lớp 6 tập 1 phần D
- Giải câu 1 trang 9 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Giải phần D trang 67 sách toán VNEN lớp 6 tập 2
- Theo em, A có phải là trung điểm của đoạn thẳng BD không? Vì sao?
- Viết vào chỗ chấm (...) tên các hình đã học (1) .......................; (2) .......................; (3).......................; (4).......................; (5)........................
- Giải câu 2 trang 88 sách toán VNEN lớp 6 tập 1 phần E