Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy thích hợp
Câu 1: Trang 159 sgk ngữ văn 6 tập 2
Hãy ghi những câu dưới đây vào vở và đặt dấu phẩy thích hợp:
a) Từ xưa đến nay Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
b) Buổi sáng sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất tràn vào trong nhà quấn lấy người đi đường.
(Theo Tập đọc lớp 5, 1980)
Bài làm:
Câu a: Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
Câu b: Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện Lợn cưới, áo mới
- Em hãy viết đoạn kết mới sáng tạo cho truyện Cây bút thần
- Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
- Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Đoạn hội thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng không? Vì sao?
- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
- Chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: mắc lỗi
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lao xao
- Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
- Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất, giữa bác tiều và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện chi tiết nào em cho là thú vị, chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà Trần có thêm ý nghĩa gì?
- Em hiểu như thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao?