Nghị luận xã hội: Đức tính khiêm nhường
Đề ra: Bài tập làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý với chủ đề: Đức tính khiêm nhường - Ngữ văn 9
Bài làm
Trong xã hội ngày nay để có thể hòa nhập với cộng đồng và xã hội thì con người phải biết trau dồi thêm những đức tính vốn quý. Trong đó khiêm nhường chính là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Vì nó không chỉ giúp bản thân mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn mà nó còn khiến cho xã hội của chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hoàn hảo hơn.
Thật vậy khiêm nhường từ xưa đến nay đã trở thành một trong những đức tính quý báu của con người. Nó không chỉ hiện hữu trong những bài ngày hàng ngày mà nó còn được ông cha truyền lại thông qua những câu ca dao tục ngữ: “khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ/ Tự kiêu một tí cũng là thừa”.
Khiêm nhường là thái độ kính trên nhường dưới, biết nhìn nhận ưu nhược điểm của bản thân. Biết đánh giá đúng vị trí của bản thân đặt ở đâu từ đó có định hướng để phát triển và hoàn thiện bản thân mình, luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ người bên ngoài, hành động nhiều hơn lời nói.
Bác Hồ của chúng ta là một trong những tấm gương sáng ngời cho đức tính khiêm nhường. Trên cương vị là chủ tịch một nước, đứng trên vạn người nắm trong tay vận mệnh dân tộc, Bác vẫn chọn cho mình nếp nhà sàn đơn sơ với những nông cụ vô cùng giản dị, một mảnh sân nhỏ, một góc vườn để nuôi cá với chiếc mũ cối, dép lốp cao su đã sờn. Hay chàng thanh niên được khắc họa trong tác phẩm “lặng lẽ Sa Pa” cũng là một ví dụ điển hình cho lối sống giản dị khiêm nhường. Khi được đề cập là nhân vật chính để người họa sĩ già kí họa, anh cười xòa và cho mình không xứng đáng. Đó chính là minh chứng điển hình cho lối sống khiêm tốn, giản dị đến bất ngờ của một con người giữa thiên nhiên đang thầm lặng cống hiến cho đời.
Bất kể trong xã hội nào thì khiêm nhường cũng là điều vô cùng cần thiết. Vì nó chính là chìa khóa của thành công, nó thúc đẩy xã hội văn minh và con người sống chan hòa với nhau hơn. Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng mang trong mình một khuyết điểm nhỏ. Nếu như chúng ta không biết khiêm nhường mà tự kiêu tự đại, khinh thường người khác thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chúng ta chỉ mãi mãi là một con ếch ngồi trong một chiếc giếng bé xíu ngoài kia mà thôi. Thế nhưng khiêm nhường ở đây không phải hiểu là tự ti nhút nhát mặc cảm bản thân. Mà nó là phạm trù biết nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực vị trí của mình. Biết nắm bắt những cái hay cái đẹp để hoàn thiện và thay đổi mình.
NGược lại với khiêm nhường là sự kiêu căng và tự mãn. Có một thực tế vô cùng rõ ràng đó là những người tự mãn thường thất bại ê chề và bị mọi người xa lánh. Bởi họ luôn nghĩ mình ở trên mọi người, và áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên người khác. Chính vì thế cá nhân họ thường sống rất cô độc và chịu sự ghẻ lạnh của người đời.
Khiêm nhường có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay. Nó chính là thước đo thành công của mỗi người. Chính vì thế chúng ta hãy trau dồi cho mình đức tính đó để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn cũng góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Dàn ý phân tích Hoàng Lê nhất thống chí
- Kể lại giấc mơ em đã gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật Vũ Nương
- Nghị luận về thói bệnh lề mề
- Kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí
- Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân
- Suy nghĩ về câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công
- Đề 2 bài viết văn số 6 lớp 9 nghị luận văn học
- Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”
- Văn mẫu 9: Tổng hợp những bài viết số 3 hay nhất (4 đề)
- Tưởng tượng mình là nhân vật tôi trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu
- Nhà văn Ban-dắc: Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ
- Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân