Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
Câu 1: Nhận xét về biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005. Vì sao có sự biến động đó?
Bài làm:
Biến động diện tích rừng giai đoạn 1943 – 1983:
+ Năm 1943, nước ta trồng được 0,4 triệu ha rừng, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm từ 14,3 triệu ha xuống còn 6,8 triệu ha (năm 2005), giảm 7,5 triệu ha.
=>Từ đó dẫn đến kết quả là tổng diện tích có rừng giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1993) và độ che phủ rừng cũng giảm theo từ 43,0% (năm 1943) xuống còn 22,0% (năm 1983), giảm 21,0%.
Nguyên nhân của sự biến động diện tích rừng giai đoạn này đó chính là:
- Khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu. Ngoài ra còn khai thác, chặt phá rừng bừa bãi để lấy củi.
- Tập quán du canh, du cư.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp (trồng cây lâu năm ở Tây Nguyên, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long).
- Cháy rừng (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long).
- Buôn bán các loài quý hiếm.
- Dân số tăng nhanh, di dân và đói nghèo.
- Chính sách kinh tế vĩ mô : đội ngũ cán bộ quản lí, bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng và cơ sở vật chất, hình thức xử lí vi phạm còn chưa nghiêm khắc.
- Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng nên chưa ý thức được trồng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.
- Công nghệ khai thác còn lạc hậu dẫn đến tình trạng chi phí sản xuất cao và gây lãng phí tài nguyên rừng.
- Do chiến tranh : Trong chiến tranh hóa học (1961 – 1971), Mỹ đã rải chất độc hóa học xuống 3.104 nghìn ha rừng và làm mất mát sản lượng gỗ ước tính 82.830 nghìn m3.
Biến động diện tích rừng giai đoạn 1983 – 2005:
+ Từ năm 1983 đến 2005, diện lích rừng trồng tăng 2,1 triệu ha trung hình mỗi năm tăng 95.455 ha. Diện tích rừng tự nhiên được phục hồi tăng 3,4 triệu ha (từ 6,8 triệu ha năm 1983 lên 10,2 triệu ha năm 2005). , trung bình mỗi năm tăng 154.545 ha.
=>Kết quả là tổng diộn tích có rừng tăng 5,5 triệu ha (từ 7,2 triệu ha lên 12,7 triệu ha) và độ che phủ rừng cũng tăng 16%.
Nguyên nhân của sự biến động diện tích rừng giai đoạn này đó chính là: do đẩy mạnh công tác bảo hộ và trồng mới rừng.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này ở nước ta?
- Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?
- Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay vị ngập lụt? Vì sao?
- Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét sự thay đỏi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn?
- Vì sao nói Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?
- Phân tích bảng 20.2 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế...
- Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của vùng đồng bằng cen biển miền Trung?
- Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
- Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế?
- Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ (lược đồ) và giải thích sự phân bố của chúng?