Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?
Suy ngẫm và phản hồi
1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?
2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.
3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bày ong?
Bài làm:
1. Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:
- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.
- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.
2. Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.
Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.
3. Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:
- Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tạnh của chiều quê, của không gian.
- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
- Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại.
- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.
Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau
- Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Truyện dân gian Việt Nam)
- Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Kể lại một trải nghiệm của bản thân
- Soạn văn 6 bài 2: Thực hành tiếng việt trang 48
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài mở đầu: Khám phá một chặng hành trình
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Ôn tập trang 79
- Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này?
- Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
- Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 27